© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 10)

Thứ ba - 23/06/2020 10:16
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 10), có đáp án.
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 
Câu 1. Hình thức đấu tranh của phong trào này là mít tinh biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động. Phong trào cuối cùng bị dập tắt nhưng đã tỏ rõ tính chất quần chúng rộng lớn, tính tổ chức và mục tiêu chính trị rõ nét. Đó là đặc điểm của phong trào nào?
 
A. Khởi nghĩa Li-ông (Pháp) 1831.
B. Khởi nghĩa Li-ông (Pháp) 1834.
C. Khởi nghĩa cõng nhân dệt sơ-lê-din (Đức) 1844.
D. Phong trào “Hiến chương” (Anh) 1836 đến 1846.
 
Câu 2. Điểm giống nhau cơ bản trong tư tưởng của Mác và Ăng ghen là gì?
 
A. Nhận thức rõ được bản chất của chế độ tư bản.
B. Có tư tưởng đấu tranh chống lại xã hội tư bản bất công, xây dựng xã hội bình đẳng.
C. Chỉ rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong việc đánh đổ giai cấp tư sản để giải phóng mình và giải phóng loài người.
D. Chỉ rõ nỗi thống khố của giai cấp cống nhân và nông dân lao động dưới chế độ tư bản.
 
Câu 3. Vì sao giai cấp công nhân ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của sự đoàn kết quốc tế?
 
A. Cuộc đấu tranh có cùng một kẻ thù chung, đoàn kết mới có sức mạnh.
B. Giai cấp công nhân các nước đã có vũ khí lí luận trong cuộc đá tranh chống giai cấp tư bản, đó là chủ nghĩa Mác.
C. Cuộc đấu tranh có cùng một mục đích chống sự áp bức của chủ nghĩa tư bản.
D. Cuộc đấu tranh biểu hiện ý thức tự đứng lên giải phóng mình của vô sản thế giới.
 
Câu 4. Chính Đảng độc lập đầu tiên của vô sản thế giới là tổ chức nào?
 
A. Đồng minh những người cộng sản.
B. Hội Liên hiệp lao động quốc tế (Quốc tê thứ nhất),
C. Quốc tế thứ hai.
D. Quốc tế thứ ba.
 
Câu 5. Nét nổi bật nhất của phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 là gì?
 
A. Giai cấp công nhân nhiều nước đã đứng lên đấu tranh quyết liệt.
B. Giai cấp công nhân đã trưởng thành, nhận thức rõ hơn về vai trò giai cấp mình và tinh thần đoàn kết quốc tế.
C. Phong trào công nhân quốc tế diễn ra liên tục, mạnh mẽ.
D. Quốc tế thứ nhất ra đời thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế  phát triển mạnh hơn.
 
Câu 6. “Đây là trận đánh lớn đầu tiên giữa hai giai cấp phân chia xã hội hiện nay”. Câu trên nói về sự kiện nào?
 
A. Khởi nghĩa công nhân dệt Li-ông ở Pháp (1831).
B. Khởi nghĩa công nhân dệt Sơ-lê-din ở Đức (1844)
C. “Phong trào Hiến chương” ở Anh (1836-1847)
D. Khởi nghĩa của công nhân Pa-ri ở Pháp (23-6-1848).
 
Câu 7. Năm 1784 đã ghi dấu ấn gì trong cuộc cách mạng công  nghiệp của Anh?
 
A. Cuộc cách mạng công nghiệp hoàn thành ở Anh.
B. Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.
C. Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước.
D. Nước Anh trở thành công xưởng của thế giới.
 
Câu 8. Vì sao nước Anh là nước tiến hành cách mạng công nghiệp lần đầu tiên trên thế giới?
 
A. Nước Anh nổ ra cuộc cách mạng tư sản sớm.
B. Nước Anh có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất.
C. Nước Anh thu được nhiều lợi nhuận trong cuộc phát kiến địa lí.
D. Tất cả các lí do trên.
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN

Câu 1. Quốc tế thứ nhất được ra đời trong điều kiện lịch sử như thế nào? Vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế?
 
Câu 2. Lập niên biểu những sự kiện cơ bản của Công xã Pa-ri.
 
Thời gian Diễn biến
Kết quả
 
1    
2    
3    
4    
5    
6    
 
Câu 3. Tình hình kinh tế và chính trị nước Đức cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 10
 
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án D C A A B D C B
 
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1: Điều kiện lịch sử của sự ra đời Quốc tế thứ nhất:
 
Đến giữa thế kỉ XIX, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng gay gắt (điển hình là cuộc khởi nghĩa của công nhân Pa-ri ngày 23-6-1848). Nhiều cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đã diễn ra đều thất bại do thiếu lãnh đạo và chiến đấu lẻ tẻ. Thực tế đòi hỏi giai cấp công nhân phải đoàn kết và thành lập một tổ chức cách mạng quốc tế của giai cấp vô sản ngày càng trở nên cần thiết.
 
* Vai trò của Quốc tế thứ nhất:
 
Từ khi thành lập đến năm 1870, Quốc tế thứ nhất vừa truyền bá chủ nghĩa Mác, vừa đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế. Qua các kì đại hội được tổ chức hàng năm, Quốc tế thứ nhất đã đấu tranh chống lại tư tưởng phi vô sản, chủ nghĩa cơ hội...
 
Câu 2. Lập niên biểu những sự kiện cơ bản của Công xã Pa-ri:
 
Thời gian Diễn biến

Kết quả
4-9-1870 Nhân dân Pa-ri (công nhân và tiểu tư sản) khởi nghĩa Lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III, lập chế độ cộng hòa
18-3-1871 . Khởi nghĩa ở Pa-ri Nhân dân làm chủ Pa-ri
26-3-1871 Bầu cử Hội đồng Công xã. 86 đại biểu trúng cử => Công xã được thành lập
Đầu tháng 4 đến đầu tháng 5-1871 Quân Véc-xai bắt đầu tấn công Pa-ri Quân Véc-xai chiếm phía Tây và phía Nam Pa-ri.
 
 20-5-1871 Quân Véc-xai tổng tấn công Pa-ri. "Tuần lễ đẫm máu".
 
27-5-1871 Trận chiến đấu ở nghĩa địa Cha-la-se-dơ Trận chiến cuối cùng, Công xã sụp đổ
 
Câu 3. Tình hình kinh tế và chính trị nước Đức cuối thế kỉ XIXX đầu thế kỉ XX:
 
Tình hình kinh tế và chính trị nước Đức cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:
 
- Kinh tế: Từ khi đất nước thống nhất (1871), Đức phát triển nhanh. Vươn lên đứng thứ hai thế giới về sản xuất công nghiệp. Nguyên nhân chính là do thu lợi trong chiến tranh Pháp - Phổ, sử dụng những thành tựu mới nhát về kĩ thuật vào sản xuất.
 
Cuối thế kỉ XIX, diễn ra quá trình tập trung sản xuất và tư bản, hình thành các công ti độc quyền về luyện kim, than đá, điện, hóa chất chi phối nền kinh tế Đức.
 
- Chính trị: Đức theo thế chế liên bang

Nhà nước Đức thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động.
 
+ Đối nội: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực.
 
+ Đối ngoại: tích cực chạy đua vũ trang, đòi dùng vũ lực chia lại thị trường, chia lại khu vực ảnh hưởng trên thế giới.
 
Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây