© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 20)

Thứ ba - 23/06/2020 10:16
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 20), có đáp án
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
 Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
 
Câu 1. Một phái dân chủ do Ti-lắc đứng đầu dã tách ra khỏi Đảng Quốc đại, thường gọi là?
 
A. “Phái cấp tiến”.                   C. “Phái ôn hòa”.
B. “Phái cực đoan”.                 D. “Phái đấu tranh”.
 
Câu 2. Theo đạo luật chia đôi xứ Ben-gan của Anh, thì miền Đông Ấn Độ theo dạo nào?
 
A. Theo đạo Phật.                             C. Theo đạo Hồi.
B. Theo đạo Ấn Độ.                           D. Theo đạo Thiên Chúa.
 
Câu 3. Với việc ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan đã làm bùng lên phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở đâu?
 
A. Ở Bom-bay và Ben-gan.               B. Ở Can-cút-ta và Ben-gan.
C. Ở Bom-bay và sông Hằng.           D. Ở Bom-bay và Can-cút-ta.
 
Câu 4. Đỉnh cao nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XX là phong trào nào?
 
A. Phong trào đấu tranh của công nhân ở Can-cút-ta năm 1905.
B. Phong trào đấu tranh của công nhân Bom-bay năm 1908.
C. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân ở sông hằng năm 1905.
D. Phong trào đấu tranh của công nhân ở Can-cút-ta năm 1908.
 
Câu 5. Ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, lực lượng tiên tiến nào đứng ra tổ chức và lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc?
 
A. Giai cấp tư sản                                       B. Giai cấp phong kiến
C. Giai cấp công nhân                                  D. Binh lính Ấn Độ
 
Câu 6. Cuộc tổng bãi công ở Bom-bay (23-7-1908) là sự kiện quan trọng nhất, đầu tiên của giai cấp vô sản Ấn Độ. Đúng hay sai?
 
A. Đúng               B. Sai
 
Câu 7. Nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ khởi nghĩa của binh lính Xi-pay là gì?
 
A. Binh lính Xi-pay bị sĩ quan Anh bạc đãi, khinh rẻ.
B. Binh lính Xi-pay bị thực dân Anh đàn áp dã man.
C. Binh lính Xi-pay cám thù sự thông trị của thực dân Anh ở Ấn Độ.
D. Binh lính Xi-pay bị thực dân Anh bắt đi làm bia đờ đạn trong cuộc chiến tranh với Pháp trên đất Ấn Độ.
 
Câu 8. Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi- pay tồn tại trong thời gian nào?
 
A. Từ năm 1857 đến năm 1858.
B. Từ năm 1858 đến năm 1859.
C. Từ năm 1857 đến năm 1859.
D. Từ năm 1857 đến năm 1860.
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Trình bày sự phát triển của văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX.
 
Câu 2. Lập bảng niên biểu tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc, phong kiến từ năm 1840 đến năm 1911 theo mẫu sau:
 
Thời gian Phong trào đấu tranh Mục đích Địa điểm Thành tựu 
Kết quả
 
1. 1840 -1842    
 
         
2. 1851-1864    
 
         
3. 1898    
 
         
4. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX    
 
         
5. 1911    
 
         
 
 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 20 PHẦN 1.
 
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B C D B A B B A
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Sự phát triển của văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII-XIX:
 
* Văn học:
 
- Ở Pháp, các nhà tư tưởng Vôn-te, Mông-te-xki-ơ, Rút-xô kịch liệt phê phán chế độ phong kiến lỗi thời.
 
- Ở Đức, Si-lơ và Gớt ca ngợi cuộc đấu tranh vì cuộc sống tự do của nhân dân, giải phóng mọi người khỏi ách áp bức.
 
- Ở Anh, Bai-rơn dùng văn học trào phúng làm vũ khí chống bọn cầm quyền và phê phán những bất công trong xã hội.
 
- Nhiều nhà văn tiến bộ trong thế kỉ XIX đã vạch trần bộ mặt thật của xã hội tư bản, châm biếm bọn thống trị phản động, đấu tranh cho tự do, hạnh phúc và chính nghĩa.
 
Chủ nghĩa hiện thực phê phán xuất hiện và trở thành trào lưu văn học tiến bộ, tiêu biểu là Ban-dắc (Pháp), Thác-cơ-rê, Đích-ken (Anh), Gô- gôn, Lép Tôn-xtôi (Nga).
 
* Nghệ thuật:
 
- Âm nhạc: Xuất hiện các thiên tài như Mô-đa (Áo), Bách và Bét-tô-ven (Đức), Sô-panh (Ba Lan), Trai-cốp-xki (Nga) các tác phẩm của họ phản ánh cuộc sống. Chứa chan tình nhân ái, ca ngợi cuộc sống đấu tranh tự do.
 
- Hội họa: Xuất hiện nhiều danh họa gắn bó với cách mạng và quần chúng như Đa-vít, Đơ-la-croa, Cuốc-bê (Pháp), Gôi-a (Tây Ban Nha).
 
Câu 2. Lập bảng niên biểu tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc, phong kiến từ năm 1840 đến năm 1911 theo mẫu sau:
 
Thời gian Phong trào đấu tranh Mục đích Địa điểm Lãnh đạo 
Kết quả
 
1. 1840 -1842    
 
Kháng chiến chống Anh xâm lược Chống thực dân Anh Quảng Tây Lâm Tắc Từ (phong kiến) Thất bại
 
2. 1851-1864    
 
Phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc Chống các đế quốc xâu xé Trung Quốc Miền Nam Hồng Tú Toàn (nông dân) Thất bại
 
3. 1898    
 
Cải cách Duy tân Cải cách chính trị Cả nước Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu (nho sĩ) Thất bại
 
4. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX    
 
Phong trào Nghĩa Hòa đoàn Chống đế quốc, phong kiến Bắc Kinh Phong trào của nông dân Thất bại
 
5. 1911    
 
Cách mạng Tân Hợi (khởi nghĩa ở Vũ Xương) Chống phong kiến Cả nước Tôn Trung Sơn (tư sản)
Thành lập Nhà nước cộng hòa- Trung Hoa dân quốc
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây