© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 21)

Thứ ba - 23/06/2020 10:16
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 21), có đáp án
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 
Câu 1. Cuộc chiến tranh thuốc phiện do thực dân Anh gây ra ở Trung Quốc vào thời gian nào?
 
A. Tháng 6 - 1840 đến tháng 6 - 1842.
B. Tháng 8 - 1840 đến tháng 6 - 1842.
C. Tháng 6 - 1840 đến tháng 7 - 1842.
D. Tháng 6 - 1840 đến tháng 8 - 1842.
 
Câu 2. Tại sao không phải một nước mà nhiều nước đế quốc cùng xâu xé, xâm lược Trung Quốc ?
 
A. Vì triều đình phong kiến Mãn Thanh còn rất mạnh.
B. Vì Trung Quốc đất rộng, người đông.
C. Vì phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến mạnh.
D. Vì triều đình phong kiến không chấp nhận con đường thỏa hiệp.
 
Câu 3. Mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc, thực dân Anh đã làm gì?
 
A. Khuất phục triều đình Mãn Thanh.
B. Cấu kết với các đế quốc khác để xâu xé Trung Quốc,
C. Tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện.
D. Tiến hành chiến tranh với nước đế quốc Âu, Mĩ, Nhật Bản.
 
Câu 4. Vùng nào của Trung Quốc chịu ảnh hưởng của Nhật?
 
A. Bắc Kinh
B. Đài Loan và Đông Bắc Trung Quốc
C. Hồng Kông
D. Thượng Hải
 
Câu 5. Vùng đồng bằng Dương Tử của Trung Quốc bị nước nào chiếm đóng?
 
A. Nước Đức
B. Nước Pháp
C. Nước Anh
D. Nước Nga
 
Câu 6. Vùng Vân Nam của Trung Quốc bị nước nào chiếm đóng?
 
A. Nước Đức
B. Nước Pháp
C. Nước Anh
D. Nước Nhật
 
Câu 7. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống đoạn viết sau: “...gây ra cuộc “Chiến tranh thuốc phiện” (1840-1842)”.
 
A. Thực dân Pháp
B. Thực dân Anh
C. Đế quốc Đức
D. Đế quốc Mĩ
 
Câu 8. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức xâm chiếm vùng nào ở Trung Quốc?
 
A. Tỉnh Đông Sơn.                                     C. Vùng Đông Bắc.
B. Vùng châu thổ sông Dương Tử.             D. Thành phố Bắc Kinh.
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Trình bày tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
 
Câu 2. Nhận xét về tình hình chung ở các nước Dông Nam Á cuối thế kỉ XIX -  đầu thế kỉ XX.
 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 21 PHẦN 1.
 
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án D B C B C B B A
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX:
 
Trước nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc và sự hèn yếu của nhà Mãn Thanh, nhân dân Trung Quốc đã tiến hành đấu tranh mạnh mẽ chống đế quốc, phong kiến.
 
- Tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống Anh xâm lược (1840-1842) và phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc (1851-1864).
 
- Cuộc vận động Duy tân (1898): Hai nhà nho yêu nước là Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi chủ trương cải cách chính trị thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến. Phong trào Duy tân tồn tại được 103 ngày thì thất bại vì lực lượng phái Duy tân yếu, các thế lực bảo thủ quá mạnh.
 
- Phong trào Nghĩa Hòa đoàn (1900): Bùng nổ ở Sơn Đông, phong trào nhanh chóng lan rộng ra vùng Sơn Tây và Đông Bắc Trung Quốc. Nghĩa quân tiến vào Bắc Kinh tấn công các sứ quán nước ngoài.
 
- Liên quân tám nước đế quốc Anh, Nhật, Đức, Mĩ, Nga, Pháp, Áo- Hung, I-ta-li-a kéo vào Bắc Kinh đàn áp phong trào. Nghĩa Hòa đoàn anh dũng chiến đấu nhưng thất bại vì thiếu sự lãnh đạo thống nhất, thiếu vũ khí và bị triều đình Mãn Thanh câu kết với đế quốc đàn áp.
 
Câu 2. Nhận xét về tình hình chung ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
 
Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trừ Xiêm (Thái Lan), các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước đê quốc.
 
Các đế quốc đều thi hành những chính sách cai trị hà khắc, khai thác, bóc lột thuộc địa dã man.
 
Nhân dân ở khu vực này đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh dưới nhiều hình thức chống thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc.
 
Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều thất bại, song phong trào vẫn tiếp tục làm cơ sở cho sự phát triển tiếp theo ở những giai đoạn sau này.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây