© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 45)

Thứ sáu - 09/09/2016 04:32
Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 8 (Đề số 45), có đáp án
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
 
Câu 1. Chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng từ khi nào?
 
A. Từ thế kỉ XVII.
B. Từ thế kỉ XIII.
C. Từ thế kỉ XIX.
D. Từ thế kỉ XX.
 
Câu 2. Dưới thời nhà Nguyễn có bao nhiêu đời vua, bao nhiêu đời chúa?
 
A. Chín đời vua, chín đời chúa.
B. Mười đời vua mười chín đời chúa,
C. Chín đời vua, mười ba đời chúa.
D. Tám đời vua, mười đời chúa.
 
Câu 3. Người được cử làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam - Đà Nẵng để lo việc chống giặc trong những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là ai?
 
A. Tôn Thất Thuyết.
B. Hoàng Diệu,
C. Phan Thanh Giản.
D. Nguyễn Tri Phương.
Câu 4. Người tổ chức thành công hai trận phục kích giết hai sĩ quan chỉ huy Pháp là Gác-ni-e và Ri-vi-e tại cầu Giấy trong hai lần Pháp tấn công Bắc Kì là ai?
 
A. Lưu Vĩnh Phúc.
B. Phan Bá Vành,
C. Hoàng Diệu.
D. Nguyễn Tri Phương.
 
Câu 5. Quyền “bảo hộ” của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì được triều đình Huế chính thức thừa nhận qua việc:
 
A. Kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874).
B. Kí Hiệp ước Hác-măng (1883).
C. Kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).
D. Kí Hiệp ước Thiên Tân (1884).
 
Câu 6. Mục tiêu của phong trào cần vương là gì?
 
A. Phò vua, cứu nước.
B. Giải phóng dân tộc.
C. Chống triều đình Huế.
D. Chống các thế lực phản động ở các địa phương.
 
Câu 7. Trong phong trào cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa nào có quy mô lớn nhất?
 
A. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
B. Khởi nghĩa Hương Khê.
C. Khởi nghĩa Ba Đình.
D. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
 
Câu 8. Cuối thế kỉ XIX, trào lưu tư tưởng cách mạng mới ở các nước nào bắt đầu dội vào Việt Nam?
 
A. Của Trung Quốc và Ấn Độ.
B. Của Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.
C. Của Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp.
D. Của Trung Quốc, Ấn Độ và Pháp.
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Lập biểu bảng về phong trào yêu nước Đầu thế kỉ XX (đến năm 1918).

Câu 2. Vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm đường cứu nước? Tại sao Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các vị tiền bối, mà quyết định đi tìm dường cứu nước mới?
 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 45 PHẦN 1.

TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
 
 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B C D A B B B C
 
PHẦN 2. TỰ LUẬN
 
Câu 1. Lập biểu bảng về phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (đến năm 1918):
 
Phong trào Chủ trương Biện pháp đấu tranh
Thành phần tham gia
 
Phong trào Đông du (1905-1909)
 
 
 
 
Đông Kinh nghĩa thục (1907)
Giành độc lập, xây dựng xã hội tiến bộ.
 
 
 
Giành độc lập, xây dựng xã hội tiến bộ.
Bạo động vũ trang để giành độc lập. Cầu viện Nhật Bản.
 
 
Truyền bá tư tưởng mới, vận động chấn hưng đất nước.
Nhiều thành phần nhưng chủ yếu là thanh niên yêu nước.
 
 
Đông đảo nhân dân tham gia, nhiều tầng lớp xã hội
Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì (1908) Nâng cao ý thức tự cường để đi đến giành độc lập Mở trường, diễn thuyết, tuyên truyền, đả phá phong tục lạc hậu, bỏ cái cũ, học theo cái mới, cổ động việc mở mang công thương nghiệp... Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
 
Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) Chống đi phu, chống sưu thuế. Từ đấu tranh hòa bình, phong trào dần thiên về xu hướng bạo động.
Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, chủ yếu là nông dân.
 
Câu 2. Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước:

Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh nổ ra liên tiếp nhưng đều thất bại. Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan; trước sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ; sự đàn áp, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
 
* Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các vị tiền bối. Bởi vì:
 
- Nguyễn Tất Thành không nhất trí với những chủ trương, con đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã lựa chọn. Nguyễn Tất Thành đã nhận xét về con đường của các bậc tiền bối đó:
 
- Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp chẳng khác gì “Đưa hổ cửa trước rước heo cửa sau”.
 
- Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương.
 
Vì thế, năm 1911, Nguyễn Tất Thành quyết chí đi sang phương Tây để tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây