© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 8, bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Thứ sáu - 08/12/2017 23:51
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 8, bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
I. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á
 
Câu hỏi. Em có nhận xét gì về vị trí địa lí của các nước Đông Nam Á?
 
Các nước Đông Nam Á nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng.
 
Câu hỏi. Tại sao các nước Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?
 
Các nước tư bản cần thị trường, thuộc địa mà Đông Nam Á là vùng chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu.
 
Câu hỏi. Các nước đế quốc xâm chiếm các nước Đông Nam Á như thế nào?
 
- Qua ba cuộc chiến tranh, Anh đã thôn tính được Miến Điện (Mi-an-ma). Từ năm 1885, Miến Điện trở thành thuộc địa của Anh và bị sát nhập vào Ấn Độ.

- Anh chiếm Mã Lai (Ma-lai-xi-a) vào cuối thế kỉ XIX;

- Pháp chiếm Việt Nam. Lào, Cam-pu-chia;

- Tây Ban Nha rồi Mĩ chiếm Phi-líp-pin;

- Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn tính In-đô-nê-xi-a;

- Anh, Pháp chia nhau ảnh hưởng ở Xiêm.
 
Câu hỏi. Vì sao Thái Lan còn giữ được độc lập?
 
Thái Lan có chính sách ngoại giao khôn khéo, biết lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và Pháp nên giữ được chủ quyền của mình.
 
II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
 
Câu hỏi. Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á ?
 
Do các nước thực dân đã chà đạp lên quyền tự do, độc lập của nhân dàn các thuộc địa, thi hành những chính sách cai trị hà khắc: vơ vét của cải, đàn áp nhân dân, chia để trị...
 
Câu hỏi. Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm nào chung nổi bật?
 
Vơ vét tài nguyên, khủng bố, đàn áp nhân dân, chia để trị.
 
Câu hỏi. Thái độ của nhân dân Đông Nam Á trước hoạ mất nước và chính sách thống trị hà khắc đó?
 
Các cuộc đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc phát triển liên tục, rộng khắp.
 
Câu hỏi. Hãy nêu một số phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
 
- Ở In-đô-nê-xi-a, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Từ năm 1905, các tổ chức công đoàn được thành lập: Công đoàn xe lửa, Hiệp hội công nhân. Tháng 5-1920, Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời.
 
- Ở Phi-lip-pin, có cuộc cách mạng 1896-1898 dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hoà Phi-lip-pin.

- Ở Cam-pu-chia, có cuộc khởi nghĩa A-cha-xoa ở Ta-keo (1863-1866) và cuộc khởi nghĩa Pu-côm-bô ở Cra-chê (1866-1867).
 
- Ở Lào, có cuộc khởi nghĩa của nhân dân Xa-va-na-khét dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc.
 
- Ở Việt Nam, có phong trào cần vương, phong trào nông dân Yên Thế...
 
Câu hỏi. Mĩ tiến hành xâm lược Phi-líp-pin như thế nào?
 
Mượn cớ “giúp đỡ” nhân dân Phi-lip-pin chống Tây Ban Nha, Mĩ gây ra cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha và sau đó thôn tính Phi-lip-pin và áp dặt chủ nghĩa thực dân.
 
Câu hỏi. Lập niên biểu về các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX theo mẫu sau:
 
Tên nước Thời gian Các cuộc đấu tranh tiêu biểu Kết quả
In-đô-nê-sia   1905-1908 - Thành lập công đoàn xe lửa
- Thành lập Hội liên hiệp công nhân
Đảng Cộng sản In- đô-nê-xia thành lập
Phi-líp-pin   1896-1898 Cách mạng bùng nổ Nước Cộng hòa Phi- lip-pin ra đời
Cam-pu-chia   1863-1868 Khởi nghĩa ở Ta-keo, khởi nghĩa ở Cra-che Gây cho Pháp nhiều tổn thất, bước đầu thành lập liên minh chống Pháp
Lào   1901-1907 - Đấu tranh vũ trang ở Xa- van-na-khét
- Khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven
Gây cho Pháp nhiều tổn thất, bước đầu thành lập liên minh chống Pháp
Việt Nam   1885-1896.
1884-1913
Phong trào Cần vương, khởi nghĩa Yên Thế Bước đầu thành lập liên minh chống Pháp
Miến Điện   1885 Kháng chiến chống Anh Chưa có kết quả
 
Câu hỏi. Nhận xét về tình hình chung ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
 
Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trừ Xiêm (Thái Lan), các nước Đông Nam Á đều trỏ- thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước đế quốc.
 
Các đế quốc đều thi hành những chính sách cai trị hà khắc, khai thác, bóc lột thuộc địa dã man.
 
Nhân dân ở khu vực này đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh dưới nhiều hình thức chống thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc.
 
Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều thất bại, song phong trào vẫn tiếp tục làm cơ sở cho sự phát triển tiếp theo ở những giai đoạn sau này.
 
Câu hỏi. Nguyên nhân thất hại của các cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược của nhân dân các nước Đông Nam Á?
 
Bởi vì kẻ thù xâm lược còn rất mạnh, chính quyền phong kiến ở nhiều nước thoả hiệp, đầu hàng, làm tay sai cho giặc. Các cuộc đấu tranh của nhân dân nổ ra thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây