© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 8, bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XX.

Thứ sáu - 08/12/2017 06:08
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 8, bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XX.
I. Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh
 
Câu hỏi. Nguyên nhân chủ yếu nào thực dân phương Tây, nhất là Anh, Pháp lại tranh giành Ấn Độ ?
 
Ấn Độ đất rộng, người đông, tài nguyên phong phú, có một nền văn hóa lâu đời và là những miếng mồi ngon không thể bỏ qua.
 
Câu hỏi. Thực dân Anh đã xâm lược Ấn Độ như thế nào?
 
Ngay từ thế kỉ XVII, các nước phương Tây đã tìm cách xâm nhập vào Ấn Độ. Đặc biệt, Anh và Pháp đụng nhau trong cuộc chiến tranh 1756-1763 trên đất Ấn Độ. Đến giữa thế kỉ XIX thực dân Anh hoàn thành việc thôn tính Ấn Độ và biến Ấn Độ thành thuộc địa.
 
Câu hỏi. Qua bảng thống kê sau đây, em có nhận xét gì về chính sách thống trị của thực dân Anh và hậu quả của nó đối với Ấn Độ ? 
 
Giá trị lương thực xuất khẩu Số người chết đói
Năm Số lượng Năm Số người chết
1840 858.000 livrơ 1825-1850 400.000
1858 3.800.000 livrơ 1858 1850 5.000.000
1901 9.300.000 livrơ 1875-1900 15.000.000

- Các con số cho thấy, số lượng lương thực xuất khẩu tăng nhanh, tỉ lệ thuận với số người chết đói tăng nhanh. Chứng tỏ chính sách thống trị của thực dân Anh hết sức tàn bạo.

- Kinh tế: Bóc lột thậm tệ nhân dân Ấn Độ, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Ấn Độ.

- Chính trị: Dùng chính sách chia để trị, chia rẽ tôn giáo, dân tộc

- Hậu quả: Quần chúng nông dân bị bần cùng hóa (người dân mất ruộng, thủ công nghiệp suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại, mâu thuẫn giữa các sắc tộc, tôn giáo Ấn nảy sinh). Nhân dân Ấn Độ mâu thuẫn sâu sắc với thực dân Anh, vì thế cuộc đấu tranh chống thực dân Anh tất yếu sẽ nổ ra.
 
Câu hỏi. Bên cạnh chính sách khai thác, bóc lột Ấn Độ, thực dân Anh còn thi hành chính sách thâm độc gì?

Sau khi xâm chiếm Ấn Độ, thực dân Anh đã tăng cường áp bức, bóc lột và chia rẽ nhân dân Ấn Độ. Chính phủ Anh mua chuộc các chúa phong kiến, đại địa chủ và bọn cho vay lãi để làm cơ sở xã hội cho sự thống trị của mình. Lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo, chủng tộc để khơi sâu mối hận thù, chúng áp dụng chính sách “chia để trị” về văn hoá, giáo dục chúng thực hiện chính sách “ngu dân”. Điều đó đã làm cho mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.
 
Câu hỏi. Chính sách thống trị của Anh đã gây ra những hậu quả gì cho xã hội và nhân dân Ấn Độ?
 
Hậu quả tất nhiên của nó là tình trạng bần cùng và chết đói của quần chúng nhân dân, cơ sở ruộng đất công xã nông thôn bị phá vỡ nền thủ công nghiệp bị suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại.
 
Sự xâm lược của thực dân Anh đã chà đạp lên quyền dân tộc thiêng liêng của nhân dân Ấn => mâu thuẫn xã hội phát triển đặc biệt là mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn và thực dân Anh hết sức sâu sắc => phong trào đấu tranh dân tộc của nhân dân Ấn Độ nhất định nổ ra.
 
II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ.
 
Câu hỏi. Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ?
 
Do chính sách thống trị tàn bạo của thực dân Anh mâu thuẫn dân tộc ở Ấn Độ ngày càng sâu sắc. Nhân dân nhiều nơi đã nổi dậy chống thực dân nhưng đều bị đàn áp nhưng phong trào vẫn tiếp tục nổ ra.
 
Câu hỏi. Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc khởi nghĩa Xi-pay?
 
Trong quân đội, những người lính Xi-pay đã bị sĩ quan Anh đối xử tàn tệ nên rất căm phẫn. Bọn Anh thường nhạo báng tôn giáo của họ. Hồi đó, các viên đạn đại bác được bọc bằng giấy tấm mỡ bò hay mỡ lợn để chống ẩm. Lính Xi-pay phải dùng răng để xé những mảnh giấy bọc. Theo tục lệ, người theo đạo Hồi kiêng thịt bò, người theo đạo Ấn kiêng thịt lợn. Họ cảm thấy bị xúc phạm nên tìm cách chống lại.
 
Câu hỏi. Tại sao gọi là “Khởi nghĩa Xi-pay”?
 
Xi-pay là tên gọi những đội quân người Ấn Độ đánh thuê cho đế quốc Anh. Họ là những người nghèo khổ phải đi lính để kiếm sống. Họ đã nổi dậy chống lại Anh nên gọi là khởi nghĩa Xi-pay.
 
Câu hỏi. Cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa gì?

Tiêu biểu cho tinh thần bất khuất chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ, mở đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ.
 
Câu hỏi. Vì sao cuộc khởi nghĩa Xi-pay thất bại?
 
Vì lãnh đạo khởi nghĩa là những phần tử quý tộc phong kiến, vừa thiếu khả năng tinh thần chiến đấu, vừa dễ dao động. Nhân dân lại chưa kết thành một khối, thiếu vũ khí, không có người chỉ huy giỏi.
 
Câu hỏi. Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Xi-pay là cuộc khởi nghĩa dân tộc của Ấn Độ?
 
Vì lực lượng nòng cốt của khởi nghĩa là Xi-pay nhưng có sự tham gia của đông đảo nhân dân thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau, đông nhất là nông dân, thợ thủ công.
 
Câu hỏi. Đảng Quốc đại được thành lập nhằm mục tiêu gì?
 
Mục tiêu giành tự chủ, phát triển kinh tế dân tộc.
 
Câu hỏi. Đảng Quốc đại đã có những hoạt động như thế nào?
 
Năm 1885, Đảng Quốc đại được thành lập. Trong 20 năm đầu (từ năm 1885 đến năm 1905) Đảng Quốc đại đi theo đường lối ôn hòa, chỉ đưa ra yêu sách đòi hỏi một số biện pháp cải cách trong hệ thống chính quyền Anh mà chưa đặt vấn đề chống Anh để giành độc lập dân tộc.
 
Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại dã có sự phân hóa thành hai phái: phái “Ôn hoà” chủ trương thoả hiệp, phái “Cấp tiến” do Ti-lắc cầm đầu có thái độ kiên quyết chống Anh.
 
Câu hỏi. Vì sao có sự phân hóa đó?
 
Do bản chất thoả hiệp, bảo vệ quyền lợi của mình nên giai cấp tư sản đấu tranh chống thực dân Anh không triệt để.
 
Câu hỏi. Em hãy nêu những điểm khác biệt về đường lối dấu tranh giữa hai phái “Ôn hòa” và “Cấp tiến” trong Đảng Quốc đại Ấn Độ?
 
Phái “Ôn hòa” chủ trương thoả hiệp, chỉ yêu cầu chính phủ thực dân cải cách. Phái “Cấp tiến” do Ti-lắc cầm đầu, có thái độ kiên quyết chống Anh.
 
Câu hỏi. Nét mới của phong trào đấu tranh ớ Ân đầu thể kỉ XX là gì?

Giai cấp công nhân tham gia ngày càng đông, có tổ chức, thể hiện tính giai cấp ngày càng cao.
 
Câu hỏi. Em có nhận xét gì về phong trảo giải phóng dân tộc ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đến năm 1910? Tại sao các phong trào đều thất bại?
 
- Phong trào đấu tranh ở Ấn Độ diễn ra liên tục, mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều giai cấp, tầng lớp, phản ảnh sự bất bình, mâu thuẫn sâu sắc giữa các tầng lớp nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.
 
- Các phong trào thất bại vì:
 
+ Sự đàn áp, chia rẽ của thực dân Anh.

+ Chưa có sự lãnh đạo thống nhất, chưa có sự liên kết đấu tranh và chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn.
 
Câu hỏi. Lập niên biểu về phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
 
Thời gian Phong trào dấu tranh
1857-1859 - Khởi nghĩa Xi-pay, binh lính cùng nhân dân đứng dậy.
- Khởi nghĩa vũ trang.
1875-1885 Phong trào đấu tranh của nông dân và công nhân Ấn thúc đẩy giai cấp tư sản Ấn đứng lên chống thực dân Anh.
7-1908 Tổng bãi công ở Bom Bay => là cuộc đấu tranh chính trị lớn đầu tiên của giai cấp vô sản Ấn => được xem là đỉnh cao nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây