© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Lịch sử 7 - Bài 28: Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX

Thứ hai - 25/03/2019 11:28
Kiến thức cần nhớ, Lịch sử 7 - Bài 28: Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX
I. Văn học, nghệ thuật
1. Văn học
– Nối tiếp các thế kỉ trước, từ cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX mặc dù chế độ phong kiến bước vào giai đoạn suy tàn, văn học dân gian vẫn phát triển phong phú.
+ Trên cơ sở ngôn ngữ ngày càng hoàn thiện, nhiều nhà thơ tài năng xuất hiện như Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương... và nổi bật nhất là Nguyễn Du. Tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du không chỉ phản ảnh được thực trạng xã hội đương thời, nỗi đau khổ của người phụ nữ mà còn góp phần quan trọng hoàn thiện thơ Nôm.
+ Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.
 
2. Nghệ thuật
- Sự phong phú, đa dạng của văn nghệ dân gian tăng lên với nhiều thể loại - từ ca dao, tục ngữ, truyện cười, đến dân ca quan họ, trống quân, hát dặm, lượn, khắp.
- Điểm nổi bật về nghệ thuật dân gian cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX là tranh dân gian (Đông Hồ) vừa phán ánh cuộc sống đời thường muôn màu muôn vẻ của người dân, vừa thể hiện những nét đặc sắc, độc đáo trong nghệ thuật.
- Về nghệ thuật kiến trúc, bên cạnh các đình chùa có cố cung Huế với nhiều công trình độc đáo, tinh tế được xếp hạng di sản văn hóa thế giới.
 
II. Giáo dục, khoa học - kĩ thuật
1. Giáo dục, thi cử
- Thời Tây Sơn, Quang Trung ra chiếu lập học chấn chỉnh lại việc học, thi cử, mở trường công ở các xã cho con em nhân dân có điều kiện đi học, đưa chữ Nôm vào thi cử.
- Thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX), thi cử không có gì thay đổi. Quốc tử giám đặt ở Huế. Giáo dục nước ta được tổ chức lại và tiếp tục phát triển tuy không bằng trước. Nhà Nguyễn đã lập thêm “Tứ dịch quán” để dạy tiếng Pháp và tiếng Xiêm cho một số phiên dịch của nhà nước.
 
2. Sử học, địa lí, y học
- Các ngành khoa học xã hội như Sử học, Địa lí rất phát triển. Ngoài các tác phẩm lớn do nhà nước tổ chức biên soạn, xuất hiện hàng loạt tác phẩm của các nhà khoa học danh tiếng như Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định ...
- Nhiều tác phẩm khoa học có giá trị lớn về tư liệu như Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Lịch triều hiến chương loại chí, Gia Định thành thông chí, Nhất thống dư địa chí... được lưu lại cho đến ngày nay.
- Y học dân tộc được đúc kết lại trong tác phẩm quý giá – Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 tập của bậc danh y Lê Hữu Trác.
 
3. Những thành tựu kĩ thuật
Cùng với sự phát triển của khoa học, điều đáng chú ý là sự tiếp nhận kĩ thuật hiện đại với nghề làm đồng hồ và việc đóng thành công các tàu thủy chạy bằng máy hơi nước. Những thành tựu đó đã nói lên tài năng của người thợ thủ công Việt Nam đương thời, tiếc rằng nó không được Nhà nước sử dụng và phát huy.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây