© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Lịch sử 7 - Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

Thứ năm - 21/03/2019 12:17
Kiến thức cần nhớ, Lịch sử 7 - Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
1. Sự hình thành các Vương quốc cổ ở Đông Nam Á
- Đông Nam Á gồm có 10 nước.
- Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn gồm nhiều đảo, bán đáo, đất ven biển, có những điều kiện tự nhiên thuận lợi giống nhau như: hàng năm có gió mùa, mưa thuận gió hoà thích hợp cho trồng trọt và chăn nuôi. Từ sớm, trên vùng đất Đông Nam Á đã có con người sinh sống và trong quá trình lao động, dân cư địa phương đã phát minh ra nghề luyện kim, nghề trồng lúa cùng các loại rau quả, chăn nuôi súc vật.
- Trong khoảng 10 thế kỉ TCN, trên vùng đất Đông Nam Á đã hình thành hàng loạt các quốc gia cổ đại.
 
2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
- Từ nửa sau thế kỉ X - XVIII là thời kì phát triển thịnh vượng của chế độ phong kiến của các quốc gia Đông Nam Á, chủ yếu trên vùng bán đảo In-dô-nê-xi-a, bán đảo Đông Dương, lưu vực sông I-ra-oa-đi, lưu vực sông Mê Nam, lưu vực sông Mê Kông v.v... Lịch sử các quốc gia này trải qua nhiều biến động, khó khăn, đặc biệt từ các thế ki XVII – XVIII, khi các nước tư bản phương Tây bành trướng thế lực sang phương Đông, nửa sau thế kỉ XVIII, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kì suy yếu, mặc dù xã hội phong kiến vẫn tiếp tục tồn tại cho tới khi trở thành thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
 
3. Vương quốc Cam-pu-chia
- Cam-pu-chia là một trong những nước có lịch sử lâu đời và phát triển nhất Đông Nam Á thời cổ - trung đại.
- Nhà nước của tộc người Khơ-me hình thành gọi là Chân Lạp, chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Độ, trải qua một thời kì phát triển lâu dài, Vương quốc Cam-pu-chia đã có một thời hoàng kim với tên gọi là thời kì Ăng-co, để lại nhiều di sản văn hoá quý giá như đền tháp Ăng-co Vát, Ăng-co Thom.
Sau thời kì Ăng-co, Cam-pu-chia bước vào giai đoạn suy yếu kéo dài tới khi thực dân Pháp xâm lược 1863.
 
4. Vương quốc Lào
- Chủ nhân cổ nhất của nước Lào là người Khạ, sau này gọi là người Lào Thơng. Họ là chủ nhân của các nền văn hoá đồ đá, đồ đồng và đồ sắt có từ hàng ngàn năm trước. Mãi đến thế kỉ XIII, mới có nhóm người nói tiếng Thái di cư đến đây gọi là người Lào Lùm.
Cuộc di thiên này mang tính chất hoà hợp, không có xung đột xảy ra. Sự liên kết của các bộ tộc Lào là nhân tố chủ yếu dẫn tới sự thành lập nước Lạn Xang.
- Thời thịnh vượng của nước Lạn Xang là thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVIII, nhất là dưới triều vua Xu-li-nha-vông-xa. Thời này, quân và dân Lào đã 3 lần đánh thắng quân xâm lược Miến Điện.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây