© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Lịch sử 7 - Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến

Thứ năm - 21/03/2019 12:18
Kiến thức cần nhớ, Lịch sử 7 - Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến
1. Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
- Chế độ phong kiến là một thời kì lớn trong lịch sử loài người, tồn tại ở cả phương Đông và phương Tây. Tuy nhiên, ở phương Đông, xã hội phong kiến hình thành sớm hơn (thế kỉ III TCN đến khoảng thế kỉ X) tồn tại lâu dài và từng bước suy vong để rồi trở thành thuộc địa và nửa thuộc địa của các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây (giữa thế ki XIX).
Trong lúc đó. xà hội phong kiến hình thành ở phương Tây muộn hơn (thế kỉ V) nhưng phát triển nhanh hơn, chủ yếu từ các đô thị và khi chuyển sang giai đoạn suy vong (thế kỉ XV - XVI) cũng là lúc chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển.
 
2. Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến
- Cơ sở kinh tế ở phương Đông và phương Tây nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Một nền nông nghiệp đóng kín, tự túc tự cấp là chính, ở phương Đông sản xuất nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn, ở phương Tây đóng kín trong các lãnh địa.
- Xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây đều có 2 giai cấp (thân phận của mỗi giai cấp không giống nhau).
+ ở phương Đông: địa chủ và nông dân.
+ ở Phương Tây: Lãnh chúa và nông nô.
- Phương thức bóc lột: đều bóc lột bằng tô thuế. Tuy nhiên, nếu như phương Đông, thành thị ra đời muộn và ít phát triển thì ở phương Tây, thành thị ra đời sớm và phát triển nhanh chóng tương đối tự do, dẫn đến sự hình thành của chủ nghĩa tư bản.
 
3. Nhà nước phong kiến
Hình thức nhà nước phổ biến là quân chủ, nhưng ở phương Đông từ sớm đã là quân chủ chuyên chế còn ở phương Tây thì mãi đến thế kỉ XV, khi quốc gia thống nhất, quyền lực mới thực sự tập trung trong tay nhà vua. Nhà nước quân chủ thống nhất được hình thành ở Anh, Pháp, Tây Ban Nha...

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây