© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Lịch sử 7 - Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê

Thứ bảy - 23/03/2019 03:07
Kiến thức cần nhớ, Lịch sử 7 - Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh – Tiền Lê
I. Tình hình chính trị, quân sự
1. Nhà Đinh xây dựng đất nước
- Năm 968, sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Đinh bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đặt tên nước là Đại Cồ Việt định đô ở Hoa Lư (Ninh Bình). Mùa xuân năm 970, vua Đinh đặt niên hiệu là Thái Bình, sai sứ sang giao hảo với nhà Tống.
- Đinh Bộ Lĩnh phong vương cho các con, cử các tướng lĩnh thân cận Đinh Điền, Lê Hoàn, Phạm Hạp... nắm giữ các chức vụ quan trọng chủ chốt. Ông cho xây cung điện, đúc tiền...
- Tất cả các việc làm đó khẳng định nền độc lập, tự chủ của nước ta trong quan hệ với nhà Tống.
 
2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê
- Cuối năm 979, vua Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, vua mới còn nhỏ nên phải cử một tưởng giỏi là Lê Hoàn, người có công lớn trong dẹp loạn 12 sứ quân làm người giúp vua. Nội bộ triều đình xảy ra bất hoà, trong lúc nhà Tống nhân đó đã quyết định sai quân xâm lược nước ta. Trước tình thế đó khi các lực lượng chống đối bị dẹp tan, các tướng lĩnh cùng bà thái hậu họ Dương đã tôn Lê Hoàn lên làm vua, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.
Lê Hoàn (Lê Đại Hành) đổi niên hiệu là Thiên Phúc, lập nhà Lê (Tiền Lê).
- Để giữ vững nền thống trị, bảo vệ sự thống nhất đất nước, hai triều đại Đinh, Tiền Lê đã nối tiếp nhau xây dựng một chính quyền khá hoàn chỉnh:
+ Triều đình trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về quân sự và dân sự. Giúp vua có thái sư, đại sư, quan văn, võ,…
+ Cả nước được chia thành 10 lộ, giao cho các tướng hay con cháu cai quản. Quân đội được thành lập gồm 10 đạo và 2 bộ phận cấm quân và quân địa phương.
 
3. Cuộc kháng chiến chống Tống và Lê Hoàn
- Đầu năm 981, quân Tống tiến vào nước ta. Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến thắng lợi. Đây là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của chính quyền độc lập còn non trẻ. Thắng lợi này không chỉ biểu hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm mà còn chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập của Đại Việt.
 
II. Sự phát triển kinh tế và văn hoá
I. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ

- Nông nghiệp là cơ sở kinh tế chủ yếu của nước ta đương thời. Sau nhiều năm khó khăn do xung đột, chiến tranh gây nên, các nhà nước Đinh – Tiền Lê đã phải ra sức cùng nhân dân khôi phục và phát triển sản xuất, khai hoang mở rộng ruộng đồng, đào vét kênh máng. Một việc làm đáng chú ý là hằng năm, vua Lê Đại Hành đã làm lễ cày tịch tiền để khuyến khích nhân dân sản xuất.
- Nhà nước Đinh – Tiền Lê đã xây dựng nhiều xưởng đúc tiền, rèn vũ khí, đóng thuyền, chế tạo các sản phẩm phục vụ vua quan.
- Kinh đô Hoa Lư được xây dựng tráng lệ. Thủ công, thương nghiệp từng bước phát triển.
- Nghề thủ công truyền thống tiếp tục phát triển.
- Quan hệ bang giao Việt – Tống được thiết lập.
 
2. Đời sống xã hội và văn hoá
- Xã hội chia thành hai bộ phận: vua quan và một số địa chủ là bộ phận thống trị. Nông dân, thợ thủ công là bộ phận bị trị. Dưới cùng là nông nô.
- Giáo dục chưa phát triển. Các nhà sư giỏi Nho học mở một số lớp dạy dân. Chùa chiền được xây dựng nhiều nơi, các nhà sư được nhà nước trọng dụng, đạo Phật được truyền bá rộng rãi.
- Nhiều loại hình văn hoá dân gian đã tồn tại như: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đấu vật, …

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây