© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Phong trào đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở các nước Á, Phi, Mỹ La Tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay

Thứ tư - 03/10/2018 23:04
Phong trào đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở các nước Á, Phi, Mỹ La Tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay
Phong trào đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở các nước Á, Phi, Mỹ La Tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay.
1. Từ 1945 – 1949.
Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi mạnh mẽ và rộng lớn ở Đông Nam Á, Đông Bắc Á và chủ nghĩa thực dân cũ bước đầu bị sụp đổ.
- Đông Nam Á:  Tháng 8/1945 CM Việt Nam thắng lợi và thành lập nhà nước công – nông đầu tiên ở Đông Nam Á, cùng thời gian Inđônêxia tuyên bố độc lập, tiếp đến Lào tháng 10 /1945. Phong trào cũng dâng cao mạnh mẽ ở Miến Điện, Philippin, Mã Lai.
- Nam Á: Cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn  Độ có bước phát triển đi từ đòi tự trị đến độc lập.
- Đông Bắc Á: Tháng 10/1949, CM  TQ thắng lợi ,nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, thắng lợi này dã phá vỡ khâu quan trọng trong hệ thống thuộc địa chủ nghĩa đế quốc, nêu tấm gương sáng cho phong trào giải phóng dân tộc nối liền  phe CNXH từ Âu sang Á.

2. Từ 1949 – 1954.
- Sau khi trở lại xâm lược các thuộc địa trước đây ở Đông Nam Á ,các nước đế quốc đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược , áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, kết hợp với những thủ đoạn chính trị thâm độc xảo quyệt và gây nhiều khó khăn thách thức cho các nước thuộc địa.
- Trong bối cảnh đó chiến thắng lẫy lừng của nhân dân Việt Nam ở Điện Biên Phủ, tháng 5/1954 đã có tac động cổ vũ mạnh mẽ cho sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc mở đầu cho sự thất bại của CN thực dân cũ.

3. Từ 1954 – 1960.
Hệ thống thuộc địa của CN đế quốc tan vỡ nhanh chóng, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào lan rộng sang Châu Phi, Mỹ La Tinh.
- Cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Angieri đã bùng  nổ và giành thắng lợi tháng 11/1954, chấm dứt hơn 1 thế kỷ sự thống trị của Pháp.
- Hội nghị 29 nước Á – Phi tại  Banbung Inđônêxia tháng 4/1955, đánh dấu các nước này bước lên vũ đài chính trị – kinh tế. Từ những vận mệnh của mình, đoàn kết trong mặt trận chung chống đế quốc.
-Năm 1956, ba nước Bắc Phi là Marốc, Xuđăng, Tuynidy dành được độc lập.
-Tháng 3/1957 nhân dân bờ biển vàng tuyên bố thành lập nước công hòa Gana, tiếp đến là thắng lợi của CM Iran tháng 7/1958.
- Ngày 1/1/1959 CM Cuba thắng lợi mở đầu cho cơn bão táp CM ở Mỹ La Tinh, Cuba trở thành ngọn cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc, tiền đề của phe XHCN ở khu vực này.
- 17 nước Châu Phi dành được độc lập dân tộc trong năm 1960 và biến Châu Phi thành thuộc địa trỗi dậy trong đấu tranh chống đế quốc thực dân.

4. Giai đoạn 1960 – 1975.
Phong trào giải phóng dân tộc phát triển sâu rộng và đánh bại hoàn toàn CN thực dân cũ và bước đầu đánh bại CN thực dân mới.
-Trước ý chí độc lập của các dân tộc, Đại Hội đồng Liên hiệp Quốc khóa XV năm 1960 đã thông qua văn kiện:  Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn CN thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa đặc biệt đến Đại hội Đồng Liên hiệp Quốc 1963 đã thông qua tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn các hình thức chế độ phân biệt chủng tộc.
- Bằng cuộc đấu tranh vũ trang kiên trì đầu những năm 1960 nhân dân 3 nước Ang gô la, Moozambique, Ginee Bissau đã giành được độc lập từ tay thực dân Bồ Đào Nha tháng 5/1975.
- Thắng lợi vĩ đại của nhân dân 3 nước Đông Dương Việt Nam, Lào, Campuchia  năm 1975 ảnh hưởng rất lớn đến phong tròa giải phóng dân tộc trên thế giới.

5. Giai đoạn 1975 – nay.
Phong trào giải phóng dân tộc ở 3 thuộc địa Á- Phi – Mỹ La Tinh vẫn tiếp tục đánh bại CN thực dân mới và CN phong kiến phân biệt chủng tộc.
- Ở Trung Đông phong trào kháng chiến của nhân dân Palectin đã chống Isrel đã được những thành tựu to lớn trong thập niên 1890 – 1990, mở ra con đường hòa bình cho việc giải quyết vấn đề Trung Đông. Tuy nhiên tiến trình hòa bình Trung Đông cho đến nay gặp rất nhiều khó khăn do tác động nhiều nhân tố.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Rhodesia kết thúc thắng lợi của Zimbabia  năm 1980.
- Nhân dân Tây Nam Phi đấu tranh chống xóa bỏ án thực dân thành lập cộng nước Namibia năm 1981.
- Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ Nam Phi sau hơn 300 năm tồn tại vào năm 1994.

6. Công cuộc xây dựng đất nước của các nước Á – Phi – Mỹ La Tinh sau khi giành được độc lập.
a. Thuận lợi: Tiến hành cải cách kinh tế- xã hội và đạt được những tiến bộ ở những mức độ khác nhau: Tổng sản lượng công nghiệp tăng, bớt phụ thuộc vào các nước đế quốc, một số nước trở thành nước CN mới (NIC) nước công nghiệp hóa, tập trung ở Châu Á- Mỹ La Tinh như Singapo, Hàn Quốc, Malaisia, Brazin, Mexico, Achentina,… và sau đó một số nước trong nhóm NIC đã có sự phát triển cao hơn và trở thành thành viên của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ( OECD) của các nước tư bản phát triển nhất thế giới tiêu biểu là Mexico, Hà Quốc, riêng Singapo từ 1996 đã được OECD xếp vào danh sách các nước phát triển nhất thế giới.
b. Khó khăn: Luôn luôn phải đối phó với thủ đoạn xâm nhập và bóc lột của các nước đế quốc.
-Cán cân thương mại thiếu hụt, lạm phát gia tăng, nợ nước ngoài chồng chất, khoảng cách phát triển ngày càng xa so với các nước phát triển…….
-Bệnh tật, ô nhiễm môi trường, khủng bố, khủng hoảng kinh tế…

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây