© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Chủ đề nhánh: Bé tìm hiểu Luật giao thông. Ngày thứ hai

Thứ tư - 30/09/2020 09:53
Chủ đề nhánh: Bé tìm hiểu Luật giao thông. Ngày thứ hai
Giáo án mầm non: Kế hoạch giáo dục chủ đề: Giao thông. Chủ đề nhánh: Bé tìm hiểu Luật giao thông. Ngày thứ hai

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: BÉ TÌM HIỂU LUẬT GIAO THÔNG

Ngày: Thứ hai

I. Đón trẻ:

- Đến lớp sớm đón trẻ, trò chuyện với phụ huynh
- Trò chuyện với trẻ về luật an toàn khi tham gia giao thông.
- Chơi tự do với các đồ chơi trong lớp 

II. Thể dục buổi sáng

Tập với đĩa thể dục bài: “Em đi qua ngã tư đường phố”
* Khởi động: Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối, chạy nhanh, chạy chậm.
* Trọng động:
+ Hô hấp: Gà gáy
+ Tay: Đưa tay ra trước lên cao
+ Lườn: Đứng quay người sang hai bên
+ Chân: Bước khụy một chân ra phía trước, chân sau thẳng
+ Bật: Bật chân sáo.
* Hồi tĩnh: Thả lỏng điều hòa.

III. Hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG HỌC: KPKH
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ BIỂN BÁO GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1. Mục đích, yêu cầu:
*Kiến thức:
Trẻ nhận biết tên gọi, tác dụng của đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng.
*Kỹ năng:
Phát triển ở  trẻ tư duy, óc quan sát và ghi nhớ có chủ định.
*Thái độ:
Biết chấp hành luật lệ giao thông.
2. Chuẩn bị:     
- Bài giảng điện tử
- Hình ảnh về các mùa trong năm
- Nhạc các bài hát trong chủ đề.
3. Tiến hành tổ chức
* Hoạt động 1: Ổn định 
- Cô đọc câu đố
“Đường gì tàu chạy sóng xô
Mênh mông xa tít không bờ bạn ơi ”

Là đường giao thông nào?
(Đường thủy)
“Đường gì mà lại có ray
Xình xịch tàu chạy đêm ngày bạn ơi”

Là đường giao thông nào?
(Đường sắt)
Ngoài đường thủy và đường sắt thì chúng ta còn đường giao thông gì nữa các con?
- Hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu về một số biển báo và luật giao thông đường bộ nhé!
* Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
Cung cấp kiến thức:
* Nhóm biển báo cấm (Biển báo cấm người đi bộ, cấm đi ngược chiều, cấm ô tô, xe gắn máy, đường cấm)
- Cô mở cho xem hình ảnh từng biển báo và hỏi trẻ:
+ Đây là nhóm biển báo gì các con? 
- Hãy nêu nội dung và ý nghĩa của từng biển báo.
- Cô cho trẻ nhắc lại tên từng biển báo cấm.
- Cô chốt lại:
+ Biển báo cấm người đi bộ: báo đường cấm người đi bộ qua lại
+ Biển báo cấm đi ngược chiều: báo đường cấm tất cả các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định
+ Biển báo cấm ô tô: báo đường cấm tất cả các loại xe cơ giới kể cả môtô 3 bánh có thùng đi qua, trừ môtô hai bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên theo quy định
+ Biển báo cấm xe gắn máy: báo đường cấm xe gắn máy đi qua. Biển không có giá trị đối với xe đạp.
+ Đường cấm: báo đường cấm tất cả các loại phương tiện (cơ giới và thô sơ) đi lại cả hai hướng, trừ các xe được ưu tiên theo quy định
* Nhóm biển báo hiệu lệnh (Đi thẳng, đường dành cho người đi bộ, đường dành cho xe thô sơ, nơi giao nhau có vòng xuyến)
- Cô mở cho xem hình ảnh từng biển báo và hỏi trẻ:
+ Đây là nhóm biển báo gì các con? 
- Hãy nêu nội dung và ý nghĩa của từng biển báo.
- Cô cho trẻ nhắc lại tên từng biển báo cấm.
- Cô chốt lại:
+ Biển báo đi thẳng: các xe chỉ được đi thẳng (trừ xe được quyền ưu tiên theo quy định)
+ Biển báo đường dành cho người đi bộ: báo đường dành cho người đi bộ. Các loại xe cơ giới và thô sơ kể cả các xe được ưu tiên theo quy định không được phép đi vào đường đã đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người đi bộ. 
+ Biển báo dành cho xe thô sơ: báo đường dành cho xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ. Biển bắt buộc các  loại xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ phải dùng đường dành riêng này để đi và cấm các xe cơ giới kể cả xe gắn máy, các xe được ưu tiên theo quy định đi vào đường đã đặt biển này.
+ Biển báo nơi giao nhau có vòng xuyến: báo cho các loại xe (thô sơ và cơ giới) phải chạy vòng theo đảo an toàn ở nơi đường giao nhau
* Nhóm biển báo nguy hiểm (Đường 2 chiều, có người đi bộ, giao nhau có tín hiệu đèn, đi chậm)
- Cô mở cho xem hình ảnh từng biển báo và hỏi trẻ:
+ Đây là nhóm biển báo gì các con? 
- Hãy nêu nội dung và ý nghĩa của từng biển báo.
- Cô cho trẻ nhắc lại tên từng biển báo cấm.
- Cô chốt lại:
+ Biển báo đường 2 chiều: báo trước sắp đến đoạn đường do sửa chữa hoặc có trở ngại ở một phía đường mà phải tổ chức đi lại cho phương tiện cả hai chiều trên phía đường còn lại hoặc để báo trước đoạn đường đôi tạm thời hoặc đoạn đường có chiều xe đi và về đi chung
+ Biển báo người đi bộ cắt ngang: Để báo trước sắp tới phần đường dành cho người đi bộ sang  qua đường. Gặp biển này các xe phải giảm tốc độ,nhường ưu tiên cho người đi bộ và chỉ được chạy xe khi không gây nguy hiểm cho người đi bộ. 
+ Biển báo giao nhau có tín hiệu đèn: báo trước nơi giao nhau có điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn trong trường hợp người lái xe khó quan sát để kịp thời xử lý
+ Biển báo trẻ em: Báo trước là gần đến đoạn đường thường có trẻ em đi ngang qua hoặc tụ tập trên đường như gần vườn trẻ, trường học, câu lạc bộ.
* Luyện tập:
Trò chơi 1 “Đội nào giỏi hơn” 
- Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội ngồi theo vòng tròn. Khi cô đưa ra hình ảnh biển báo, 3 đội sẽ trả lời ý nghĩa của biển báo đó.
- Luật chơi: Hết thời gian suy nghĩ, độ trưởng sẽ rung xắc xô dành quyền trả lời. Trả lời đúng được 1 ngôi sao. Kết thúc trò chơi đội nào được nhiều ngôi sao nhất sẽ chiến thắng.
Trò chơi 2 “Cột đèn giao thông” 
- Cách chơi: Cả lớp sẽ đóng vai là người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Trên màn hình máy tính sẽ hiện ra màu của cột đèn giao thông. Người điều khiển phương tiện giao thông sẽ thực hiện theo màu của đèn tín hiệu.
- Luật chơi: Bạn nào tham gia giao thông đúng theo màu đèn tín hiệu sẽ được tuyên dương.
* Hoạt động 3: Hoạt động kết thúc
Cô và trẻ cùng vận động bài hát “Đường em đi” và chuyển sang hoạt động khác.

IV. Hoạt động ngoài trời:

- Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về luật giao thông.
- Trò chơi vận động: Cáo và thỏ
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích 

V. Hoạt động góc:

- Góc xây dựng: Xây dựng ngã tư đường phố.
- Góc học tập: Xếp chữ số đã học bằng hột hạt và ghép chữ cái bằng nét chữ rời .
- Góc phân vai: Cửa hàng bán xe, chú cảnh sát giao thông…
- Góc nghệ thuật: Vẽ, năn, xé dán, tô màu các loại PTGT, biển báo giao thông..

VI. Vệ sinh, ăn ngủ:

- Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.
- Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
- Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng và làm vệ sinh cá nhân.

VII. Hoạt động chiều:

- Cho trẻ thực hiện vở ở trường
- Nhận xét, nêu gương, cắm cờ
- Cho trẻ xem truyện cổ tích

VIII. Trả trẻ:

- Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, chải tóc gọn gàng cho trẻ.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh.
- Trao đổi với phụ huynh một số biện pháp phòng bệnh khi thời tiết giao mùa 

IX. Đánh giá cuối ngày:

...................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây