© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Chủ đề nhánh: Hoa mùa xuân, ngày thứ hai

Thứ ba - 22/12/2020 08:53
Chủ đề nhánh: Hoa mùa xuân, ngày thứ hai
Giáo án mầm non: Kế hoạch giáo dục chủ đề: Tết và mùa xuân. Chủ đề nhánh: Hoa mùa xuân, ngày thứ hai

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: TẾT VÀ MÙA XUÂN
CHỦ ĐỀ NHÁNH: HOA MÙA XUÂN

Ngày: Thứ hai
 

I. Đón trẻ:

- Chơi tự do với các đồ chơi trong lớp
- Trò chuyện với trẻ về các loài hoa mùa xuân.

II. Thể dục buổi sáng

   Tập với đĩa thể dục bài : “Hoa lá mùa xuân”
* Khởi động: Xoay cổ tay, bả vai, eo, gối, chạy nhanh, chạy chậm.
* Trọng động:
+ Hô hấp: gà gáy
+ Tay: Đưa tay ra trước lên cao
+ Lườn: Đứng quay người sang hai bên
+ Chân: Bước khụy một chân ra phía trước, chân sau thẳng
+ Bật: Bật chân sáo.
* Hồi tĩnh: Thả lỏng điều hòa.

III. Hoạt động học:

HOẠT ĐỘNG HỌC: KPKH
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU MỘT SỐ LOÀI HOA

1. Mục đích, yêu cầu
*Kiến thức
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, lợi ích của hoa hồng, hoa cúc, hoa ly, hoa đồng tiền. Biết so sánh sự gống và khác nhau giữa các loại hoa
*Kỹ năng
 - Phát triển khả năng quan sát: nhìn, ngửi, sờ, chú ý lắng nghe và phán đoán
 - Rèn luyện kĩ năng so sánh, ghi nhớ và trả lời trọn câu
*Thái độ
 - Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động.
 -Trẻ biết chăm sóc, bảo vệ và yêu quý các loài hoa.
2. Chuẩn bị
+ Bài giảng điện tử
+ Hình ảnh về một số loại hoa
+ Hoa hồng, hoa cúc, hoa ly, hoa đồng tiền
+ Tranh lô tô về một số loại hoa
+ Mũ hoa
3. Tiến hành tổ chức
Hoạt động 1: Ổn định
- Cho trẻ hát bài hát “Hoa lá mùa xuân”.
Đàm thoại về bài hát.
Giáo dục: Trong sân trường có rất nhiều loại hoa, để cho cây hoa mau lớn, các con phải làm gì? Khi ra sân chơi các con phải như thế nào?
Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
Cung cấp kiến thức
 * Hoa hồng:
 - Cô dấu hoa hồng trong khăn cho trẻ ngửi và đoán
 + Cô đố các con đó là hoa gì?
 + Ai có nhận xét gì về hoa hồng?
 + Cánh hoa hồng như thế nào?
 + Lá như thế nào?
 + Cho trẻ lên sờ và ngửi hoa.
 + Trồng hoa hồng để làm gì?
- Hoa hồng có nhiều màu rất đẹp, cánh hoa hồng tròn, hoa hồng được trồng quanh nămHoa hồng thuộc loại hoa cánh tròn. Nên mọi người thường chọn hoa hồng để chúc mừng nhau trong các ngày hội ngày lễ.
 * Hoa cúc:
- Cô đọc câu đố:
“Hoa gì tươi thắm sắc vàng
Cánh dài thường nở muộn màng vào thu”
- Cho trẻ quan sát cây hoa cúc:
 + Hoa cúc có đặc điểm gì? 
 + Lá hoa cúc như thế nào?
 + Hoa cúc có màu gì?
 + Cánh hoa cúc như thế nào?
  • Hoa cúc thường có nhiều màu, lá to, cánh nhỏ và dài, trồng hoa cúc để trang trí, để cúng…
 * Hoa đồng tiền:
 + Đố các cháu, đây hoa gì?
 + Ai có nhận xét gì về hoa đồng tiền?
 + Hoa đồng tiền có gì đặc điểm gì?
 +Cánh hoa đồng tiên như
  • Hoa đồng tiền có rất nhiều màu, cánh nhỏ, và dài, lá to không mọc trên cành.
 * Hoa ly:
 - Cô cầm hoa trên tay và đố trẻ: đây là hoa gì? 
 - Cô cho trẻ quan sát cây hoa ly.
 + Bạn nào có nhận xét gì về loại hoa này?
 + Hoa ly có đặc điểm gì? 
 + Lá hoa ly như thế nào?
 + Hoa ly có màu gì?
 + Cánh hoa ly như thế nào?
  • Hoa ly có màu trắng, hồng, lá to, cánh hoa dài, to, hoa ly để trưng bày trên bàn thờ, để trang trí…
 + Người ta trồng hoa để làm gì?
 + Muốn bảo vệ hoa được hoa tươi tốt, đẹp, chúng ta phải như thế nào?
So sánh:
* Hoa hồng và hoa cúc:
Hoa cúc và hoa hồng giống nhau ở điểm gì?
- Khác nhau:
+ Hoa hồng có gai, cánh tròn, cánh hoa to.
+ Hoa cúc có nhiều cánh; cánh hoa nhỏ, dài.
* Hoa đồng tiền và hoa ly:
- Giống nhau: Đều là hoa nhiều cánh.
- Khác nhau:
+ Hoa đồng tiền có cách dài nhỏ .
+ Hoa ly có cánh dài to.
* Giáo dục: Hoa rất có ích cho đời sống của con người. Vì vậy chúng ta cần phải trồng nhiều hoa, chăm sóc bảo vệ hoa, không được ngắt hoa, bẻ cành. Chúng ta phải biết bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.
Trò chơi: “Về đúng nhà”
  • Cách chơi: Trẻ sẽ chọn cho mình cho mình 1 chiếc mũ hoa, đi vòng tròn vừa đi vừa hát. Khi bài hát kết thúc, trẻ về đúng nhà với chiếc muc đã chọn.
  • Luật chơi: Bạn nào về đúng nhà sẽ được tuyên dương.
Hoạt động 3: Kết thúc
  • Hát “Hoa lá mùa xuân” và chuyển sang hoạt động khác

IV. Hoạt động ngoài trời:

- Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về một số loài hoa.
- Trò chơi vận động: Gieo hạt
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích.

V. Hoạt động góc:

- Góc xây dựng: Xây dựng vườn hoa sân trường.
- Góc phân vai: Gia đình.
- Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu vườn hoa.
- Góc học tập: Xếp hột hạt, ghép nét chữ các chữ cái đã học

VI. Vệ sinh, ăn ngủ:

- Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.
- Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
- Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng và làm vệ sinh cá nhân.

VII. Hoạt động chiều:

- Cho trẻ thực hiện vở ở trường
- Nhận xét, nêu gương, cắm cờ
- Cho trẻ xem truyện cổ tích

VIII. Trả trẻ:

- Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, chải tóc gọn gàng cho trẻ.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh.
- Trao đổi với phụ huynh một số biện pháp phòng bệnh khi thời tiết giao mùa

IX. Đánh giá cuối ngày:

……………………………

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây