© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án mầm non: Kế hoạch chủ đề: Bản thân

Thứ hai - 25/05/2020 22:06
Giáo án mầm non: Kế hoạch chủ đề: Bản thân, Chủ đề nhánh: Bé là ai? Cơ thể bé, Bé cần gì lớn lên và khỏe mạnh?
KẾ HOẠCH
CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN

- Chủ đề nhánh: Bé là ai?
 
Mục tiêu Nội dung giáo dục Hoạt động giáo dục
*Phát triển thể chất:
- Có khả năng thực hiện tốt các động tác trong bài tập thể dục.

- Biết phối hợp tay, chân mắt nhịp nhàng để thực hiện vận động.

- Tự mặc và cởi quần áo

- Tự rửa mặt chải răng hằng ngày




* Phát triển ngôn ngữ
- Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến
  1. hành động



-Hiểu được một số từ về bản thân, thực phẩm, đặc điểm của bạn trai, bạn gái


- Nhận biết phát âm rõ ràng chữ cái. Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái a, ă, â – e, ê
* Phát triển nhận thức:
Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự
Trẻ nói được tên tuổi giới tính của bản thân
khi được hỏi và trò chuyện.
- Nói được ngày sinh của mình và một số bạn trong lớp, biết lấy ngày sinh để tổ chức sinh nhật mỗi năm.
* Phát triển thẩm mĩ
Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.


* Phát triển tình cảm xã hội.
Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình

Nói được khả năng và sở thích riêng của bản thân
 
*Phát triển thể chất:
- Các bài tập phát triển nhóm cơ, hô hấp: tay, chân, bụng, lườn, bật.
- Đi theo đường hẹp ném bóng vào rổ.
- Tự cài và mở được hết cúc áo, hai tà áo không bị lệch nhau
- Thường xuyên tự mặc và cởi được quần áo
- Thường xuyên tự chải răng hằng ngày, rửa mặt, thỉnh thoảng cô hướng dẫn
- Không còn kem sót lại trên bàn chải
* Phát triển ngôn ngữ
-Lắng nghe và hiểu được sự chỉ dẫn liên quan đến 2-3 hành động
- Thực hiện được nhiệm vụ liên quan đến chỉ dẫn
- Trẻ nhận biết các từ chỉ tên các bộ phận của cơ thể, đặc điểm của bạn trai, bạn gái, các dinh dưỡng cần cho bé.
Nghe đọc truyện, kể chuyện, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố về chủ đề bản thân.

* Phát triển nhận thức:
Nói được tên các ngày trong tuần theo thứ tự (ví dụ: thứ hai, thứ ba…)
- Phân biệt đặc điểm giống và khác nhau của bản thân.
- Ngày sinh của mình và 1 số bạn trong lớp.


* Phát triển thẩm mĩ
- Đặt tên cho sản phẩm
- Trả lời được câu hỏi con vẽ/ nặn/xé dán cái gì?
* Phát triển tình cảm xã hội.
- Trẻ nói được 5 trong 6 ý sau:
Họ tên bản thân; tên trường lớp đang học; họ tên bố mẹ; nghề nghiệp của bố mẹ; địa chỉ gia đình; số điện thoại (nếu có)

- Nói điều mình thực hiện đúng với biểu hiện trong thực tế
- Đón trẻ
- Thể dục sáng với nhạc bài hát Bé khỏe bé ngoan
- Hoạt động học: Thơ “Bé ơi”, Đi theo đường hẹp ném bóng vào rổ, Làm quen chữ a ă, â, Vẽ tô màu chân dung bé, VĐTN “Con nít con nôi”
- Hoạt động ngoài trời:
+Hoạt động có mục đích:
Trò chuyện về bản thân trẻ
Thăm quan vườn rau của bé
Trò chuyện về một ngày của bé. Cho trẻ đọc đồng dao “Nu na nu nống”
Dạo quanh sân trường , nhặt lá vàng rơi
+Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê, Ném vòng cổ chai, Tìm bạn thân, Lộn cầu vồng
+Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích.
- Hoạt động góc:
+ Góc xây dựng: Xây ngôi nhà cho bé
+ Góc phân vai: Gia đình, bán hàng.
+ Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu bạn trai bạn gái, khuôn mặt bạn trai bạn gái, vẽ bàn tay. Nặn búp bê.
+ Góc học tập: Chơi trên máy vi tính, chơi tranh so hình.
+ Góc thiên nhiên: Nhặt lá, chăm sóc cây
+ Góc thư viện: Xem tranh truyện về chủ đề bản thân.
- Hoạt động ăn ngủ:
+Rèn kỹ năng rửa tay
+Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
+Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng và làm vệ sinh cá nhân.
- Hoạt động chiều: Cho trẻ thực hiện vở ở trường, Giao dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân, Cho trẻ xem truyện cổ tích, Đua thuyền trên cạn, Bịt mắt bắt dê, Cho trẻ xem video về tự bảo vệ bản thân.
Nhận xét, tuyên dương, cắm cờ.
- Trả trẻ

- Chủ đề nhánh: Cơ thể bé
*Phát triển thể chất:
- Có khả năng thực hiện tốt các động tác trong bài tập thể dục .

- Biết phối hợp tay, chân mắt nhịp nhàng để thực hiện vận động.
- Giữ đầu tóc quần áo gọn gang





* Phát triển ngôn ngữ
Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến
2-3 hành động



* Phát triển nhận thức:
Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự
- Biết sử dụng các giác quan để tìm hiểu thế giới xung quanh, nói được chức năng của từng giác quan.
* Phát triển thẩm mĩ
Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em


* Phát triển tình cảm xã hội.
- Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình




- Ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân
*Phát triển thể chất:
- Các bài tập phát triển nhóm cơ, hô hấp: tay, chân, bụng, lườn, bật.
- Bật tại chỗ, bật về phía trước.


- Tự chải đầu khi bị rối hoặc khi được cô giáo nhắc
- Tự chỉnh lại quần áo khi bị xô, lệch hoặc khi được cô giáo nhắc
* Phát triển ngôn ngữ
- Lắng nghe và hiểu được sự chỉ dẫn liên quan đến 2-3 hành động
- Thực hiện được nhiệm vụ liên quan đến chỉ dẫn
* Phát triển nhận thức:
Nói được tên các ngày trong tuần theo thứ tự (ví dụ: thứ hai, thứ ba…)
- Khám phá về 5 giác quan cơ thể của bé.

* Phát triển thẩm mĩ
Trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu của một số bài hát trẻ  đã được học
* Phát triển tình cảm xã hội.
- Trẻ nói được 5 trong 6 ý sau:
Họ tên bản thân; tên trường lớp đang học; họ tên bố mẹ; nghề nghiệp của bố mẹ; địa chỉ gia đình; số điện thoại (nếu có)
- Bé trai: mạnh mẽ, dứt khoát
- Bé gái: nhẹ nhàng, ý tứ
- Trang phục phù hợp với giới tính
- Đón trẻ
- Thể dục sáng với nhạc bài hát Tập thể dục buổi sáng
- Hoạt động học:  Nhận biết 5 giác quan của bé, Ôn số lượng 1-5, Trò chơi với chữ a, ă, â, Bật tại chỗ, bật về phía trước, Dạy hát “Cái mũi”
- Hoạt động ngoài trời:
+Hoạt động có mục đích: Cho trẻ  nhận biết các bộ phận trên cơ thể.
Cho trẻ gọi tên 5 giác quan, chức năng của từng giác quan.
đọc thơ, hát, vận động các bài hát trong chủ đề.
+Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê, Lộn cầu vồng, Mèo đuổi chuột, Kết bạn theo giới tính
+Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích.
- Hoạt động góc:
+ Góc xây dựng: Xây nhà cho bé, xây khu vui chơi
+ Góc phân vai: Gia đình, cửa hàng thực phẩm.
+ Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu cơ thể bé, các bộ phận còn thiếu.
+ Góc học tập: Chơi trên máy vi tính, chơi tranh so hình, cắt hình tròn, hình tam giác, xếp hình, xếp số, xếp hột hạt…
+ Góc thiên nhiên: Nhặt lá, chăm sóc cây, tưới cây
+ Góc thư viện: Xem tranh truyện.
- Hoạt động ăn ngủ:
+Rèn kỹ năng rửa tay
+Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
+Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng và làm vệ sinh cá nhân.
- Hoạt động chiều:
- Cho trẻ thực hiện vở ở trường
- Nhắc nhở trẻ không chơi những nơi nguy hiểm, chăm sóc bản thân mình để có sức khỏe tốt.
- Cho trẻ nghe câu chuyện “Cậu bé mũi dài”.
- Cắt dán áo bạn trai, bạn gái.
- Vệ sinh: cho trẻ thực hiện mô phỏng lại thao tác rửa mặt và đánh răng
- Gíao dục trẻ giữ gìn sạch sẽ các bộ phận trên cơ thể.
- Cho trẻ xem truyện cổ tích
Cho trẻ thi đua sắp xếp đồ dùng, đồ chơi vào kệ gọn gàng.- Tổ chức cho trẻ sinh hoạt 20/10
- Nhận xét, tuyên dương, cắm cờ.
- Trả trẻ

- Chủ đề nhánh: Bé cần gì lớn lên và khỏe mạnh?
*Phát triển thể chất:
- Có khả năng thực hiện tốt các động tác trong bài tập thể dục .

- Kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn






* Phát triển ngôn ngữ
Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến
2-3 hành động



* Phát triển nhận thức:
Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự
Nhóm 1: Cung cấp tinh bột  đường
Nhóm 2: Cung cấp chất đạm
Nhóm 3: Thực phẩm  cung cấp chất béo
Nhóm 4: Thực phẩm cung  cấp vitamin và khoáng chất
* Phát triển thẩm mĩ
Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.
Hát đúng giai điệu bài hát. Thể hiện những cảm xúc phù hợp khi thể hiện các bài hát, các hoạt động múa, âm nhạc về chủ đề bản thân.
* Phát triển tình cảm xã hội.
Thích chia sẽ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng, đồ chơi với những người gần gũi
*Phát triển thể chất:
- Các bài tập phát triển nhóm cơ, hô hấp: tay, chân, bụng, lườn, bật.
- Nói được tên thức ăn cần có trong bữa ăn hằng ngày của trẻ
Biết được thực ăn đó chế biến từ thực phẩm nào? Thực phẩm đó thuộc nhóm nào? (Đường, đạm, béo, viatamin)
* Phát triển ngôn ngữ
- Lắng nghe và hiểu được sự chỉ dẫn liên quan đến 2-3 hành động
- Thực hiện được nhiệm vụ liên quan đến chỉ dẫn
* Phát triển nhận thức:
Nói được tên các ngày trong tuần theo thứ tự (ví dụ: thứ hai, thứ ba…)
- Nhận biết về các nhóm thực phẩm cần thiết cho bé.
- Biết thức ăn cần cho cơ thể.


* Phát triển thẩm mĩ
- Đặt tên cho sản phẩm
- Trả lời được câu hỏi con vẽ/ nặn/xé dán cái gì?
- Hát và vận động, Vỗ tay theo phách.
- Sinh hoạt văn nghệ cuối chủ đề của chủ đề bản thân.
* Phát triển tình cảm xã hội.
Kể cho bạn về chuyện vui buồn của mình
- Trao đổi với bạn trong hoạt động cùng nhóm
- Vui vẽ chia sẽ đồ dùng đồ chơi với bạn
- Đón trẻ
- Thể dục sáng với nhạc bài hát Đường và chần
- Hoạt động học: Bé cần gì để lớn lên và khoẻ mạnh?, Làm quen  chữ cái e-ê, Truyện: “Gấu con bị đau răng”, Trang trí khăn quàng cổ, Sinh hoạt cuối chủ đề
- Hoạt động ngoài trời:
+Hoạt động có mục đích: Tham quan vườn rau của bé và trò chuyện về dinh dưỡng cho bé, Trò chuyện về cách giữ gìn cơ thể sạch sẽ, Hát bài: Mời bạn ăn, Trò chuyện Ôn nhận biết cao thấp.
+Trò chơi vận động: Đi chợ về chợ, Bịt mắt bắt dê, Lộn cầu vòng, Rồng rắn lên mây.
+Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích.
- Hoạt động góc:
+ Góc xây dựng: Xây vườn rau của bé
+ Góc phân vai: Bé tập làm nội trợ.
+ Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu bạn trai bạn gái, khuôn mặt bạn trai bạn gái, vẽ bàn tay. Nặn búp bê, nặn giá đổ, đậu cô ve, các loại thực phẩm bé thích.
+ Góc học tập: Tập tô chữ  e-ê. Ghép nét chữ. Nối các nhóm tương ứng
+ Góc thiên nhiên: Nhặt lá, chăm sóc cây
+ Góc thư viện: Xem tranh truyện.
- Hoạt động ăn ngủ:
+Rèn kỹ năng rửa tay
+Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
+Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng và làm vệ sinh cá nhân.
- Hoạt động chiều: Cho trẻ ôn các bài đồng dao, Cho trẻ thực hiện vở trường, Cho trẻ xem truyện cổ tích, Cho trẻ thực hiện vận động Bò bằng bàn tay cẳng chân chui qua cổng, Cho trẻ hát  về chủ đề bản thân, Cho trẻ chơi tự do ở các góc, Nhận xét, nêu gương cuối tuần, phát phiếu bé ngoan, Cho trẻ sắp xếp lại kệ góc
- Trả trẻ

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây