© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án mầm non: Kế hoạch giáo dục chủ đề: Gia đình

Chủ nhật - 07/06/2020 06:36
Giáo án mầm non: Kế hoạch giáo dục chủ đề: Gia đình. Gồm các chủ đề nhánh: Ngôi nhà thân yêu - Họ hàng nhà bé - Đồ dùng trong gia đình bé - Ngày hội của cô. Thời gian thực hiện: 01 tuần
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
TÊN CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
Thời gian thực hiện: 01 tuần

Chủ đề nhánh: Ngôi nhà thân yêu
Mục tiêu Nội dung giáo dục Hoạt động giáo dục
*Phát triển thể chất:
- Có khả năng thực hiện tốt các động tác trong bài tập thể dục.
- Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe.




*Phát triển ngôn ngữ
- Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống.


*Phát triển nhận thức:
Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống


*Phát triển thẩm mĩ
- Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản
- Dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn        

*Phát triển tình cảm xã hội.
Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè
*Phát triển thể chất:
- Các bài tập phát triển nhóm cơ, hô hấp: tay, chân, bụng, lườn, bật.
- Kể được một số đồ ăn, đồ uống có hại cho sức  khoẻ như các đồ  ăn ôi thiu, rau quả, khi chưa  rửa sạch, nước lã, rượu bia..
- Không ăn uống những thức ăn đó.
*Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ chủ động sử dụng các câu: cảm ơn, xin lỗi, tạm biệt…trong các tình huống phù hợp không cần người lớn nhắc nhỡ.
*Phát triển nhận thức:
- Kể hoặc trả lời về các câu hỏi, địa điểm công cộng: trường học, nơi mua sắm, công cộng, khám bệnh nơi trẻ sống..
*Phát triển thẩm mĩ
- Biết sử dụng từ 2 loại vật liệu để tạo ra sản phẩm.
- Bôi hồ đều
- Các hình được dán vào đúng vị trí quy định.
- Sản phẩm không bị rách và chồng lên nhau
*Phát triển tình cảm xã hội.
- Nhận ra tâm trạng của bạn bè, người thân (buồn hay vui)
- Biết an ủi chia sẻ phù hợp với họ
- Chúc mừng cổ vũ bạn bè, người thân khi họ có niềm vui
- Đón trẻ
- Thể dục sáng với nhạc bài hát “Nắng sớm”
- Hoạt động học: Trò chuyện về ngôi nhà của bé, Đếm đến 6, nhận biết các nhóm đối tượng trong phạm vi 6, nhận biết chữ số 6, Thơ “Em yêu nhà em”, Cắt dán ngôi nhà từ các hình học, Dạy hát “Nhà của tôi”
- Hoạt động ngoài trời:
+Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về ngôi nhà của bé
về một số kiểu nhà, Dùng phấn vẽ ngôi nhà của bé dưới sân trường, Bật sâu 25cm, Ôn bài thơ ‘‘Em yêu nhà em’’
+Trò chơi vận động: Rồng rắn lên mây, Bịt mắt bắt dê, Mèo đuổi chuột, Lộn cầu vồng, Rồng rắn lên mây
+Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích.
- Hoạt động góc:
+ Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé, xây dựng khu vườn nhà bé….
+ Góc phân vai: gia đình, bán hàng, mẹ con, bà cháu…
+ Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu ngôi nhà, đồ dùng gia đình, cắt dán ngôi nhà, vẽ cái nồi, cái soong.
+ Góc học tập: xếp số, xếp hình, ghép chữ, nối các nhóm tương ứng…
+ Góc thiên nhiên: nhặt lá, chăm sóc cây
+ Góc thư viện: xem tranh truyện về chủ đề, “đọc” truyện cổ tích...
- Hoạt động ăn ngủ:
+Rèn kỹ năng rửa tay
+Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
+Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng và làm vệ sinh cá nhân.
- Hoạt động chiều: Cho trẻ thực hiện vở ở trường, Cho trẻ chơi tự do ở các góc, Ôn nhóm chữ cái e-ê, Cho trẻ xem truyện cổ tích, Cho trẻ hát về chủ đề gia đình, Nhận xét, nêu gương cuối tuần, phát phiếu bé ngoan
- Trả trẻ

Chủ đề nhánh: Họ hàng nhà bé
*Phát triển thể chất:
- Có khả năng thực hiện tốt các động tác trong bài tập thể dục.
- Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm








*Phát triển ngôn ngữ
- Nói rõ ràng
- Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống.





*Phát triển nhận thức:
Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống


*Phát triển thẩm mĩ
Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc




*Phát triển tình cảm xã hội.
Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè
*Phát triển thể chất:
- Các bài tập phát triển nhóm cơ, hô hấp: tay, chân, bụng, lườn, bật.
- Gọi tên được một số đồ vật gây nguy hiểm (Bàn là, dao nhọn, chai lọ bằng thủy tinh)
- Không sử dụng những đồ vật dễ gây nguy hiểm để chơi khi không được người lớn cho phép
- Biết nhắc nhở bạn hoặc người lớn khi người đó sử dụng vật dễ gây nguy hiểm
*Phát triển ngôn ngữ
- Phát âm đúng từ, câu rõ ràng những điều muốn nói để người khác có thể hiểu được, nghe được
- Trẻ chủ động sử dụng các câu: cảm ơn, xin lỗi, tạm biệt…trong các tình huống phù hợp không cần người lớn nhắc nhỡ.
*Phát triển nhận thức:
- Kể hoặc trả lời về các câu hỏi, địa điểm công cộng: trường học, nơi mua sắm, công cộng, khám bệnh nơi trẻ sống..
*Phát triển thẩm mĩ
- Thể hiện nét mặt, động tác vận động phù hợp với nhịp, sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc.
- Vận động (VD: vỗ tay, vẫy tay, lắc lư..) phù hợp với nhịp, sắc thái của bản nhạc
*Phát triển tình cảm xã hội.
- Nhận ra tâm trạng của bạn bè, người thân (buồn hay vui)
- Biết an ủi chia sẻ phù hợp với họ
- Chúc mừng cổ vũ bạn bè, người thân khi họ có niềm vui
- Đón trẻ
- Thể dục sáng với nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau”
- Hoạt động học: Chuyện “Cậu bé Tích Chu”, Làm quen chữ cái u-ư, Ném xa bằng một tay, Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 6, Dạy vận đông bài: “Bé quét nhà”
- Hoạt động ngoài trời:
+Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về ông bà của bé, Hát: Cháu yêu bà, bé quét nhà, Đọc thơ: Lấy tăm cho bà
+Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê, Kéo co, Lộn cầu vồng, Cáo và thỏ, Mèo bắt chuột
+Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích.
- Hoạt động góc:
+ Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé, xây dựng khu vườn nhà bé….
+ Góc phân vai: Gia đình, bán hàng, mẹ con, bà cháu…
+ Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu ngôi nhà, đồ dùng gia đình, cắt dán ngôi nhà, làm quà tặng ông bà
+ Góc học tập: xếp số, xếp hình, ghép chữ, nối các nhóm tương ứng trong phạm vi 6….
+ Góc thiên nhiên: Nhặt lá, bắt sâu, chăm sóc cây…
+ Góc thư viện: Xem tranh truyện về chủ đề gia đình
- Hoạt động ăn ngủ:
+Rèn kỹ năng rửa tay
+Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
+Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng và làm vệ sinh cá nhân.
- Hoạt động chiều: Cho trẻ thực hiện vở ở trường, Nhận xét, nêu gương, cắm cờ, Cho trẻ chơi tự do ở các góc
xem truyện cổ tích, Cho trẻ nặn người, cho trẻ đọc thơ về chủ đề gia đình
- Trả trẻ

Chủ đề nhánh: Đồ dùng trong gia đình bé
*Phát triển thể chất:
- Có khả năng thực hiện tốt các động tác trong bài tập thể dục.
- Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm








*Phát triển ngôn ngữ
Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động

*Phát triển nhận thức:
Chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu
Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng








*Phát triển thẩm mĩ
Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc




*Phát triển tình cảm xã hội.
Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn
*Phát triển thể chất:
- Các bài tập phát triển nhóm cơ, hô hấp: tay, chân, bụng, lườn, bật.
- Gọi tên được một số đồ vật gây nguy hiểm (Bàn là, dao nhọn, chai lọ bằng thủy tinh)
- Không sử dụng những đồ vật dễ gây nguy hiểm để chơi khi không được người lớn cho phép
- Biết nhắc nhở bạn hoặc người lớn khi người đó sử dụng vật dễ gây nguy hiểm
*Phát triển ngôn ngữ
- Trao đổi theo cách của riêng mình cho các bạn hiểu và cùng nhau hợp tác trong quá trình hoạt động.
*Phát triển nhận thức:
- Nhận biết và gọi tên đúng các khối: Cầu, vuông, chữ nhật, trụ.
- Biết chỉ, lấy các khối theo yêu cầu của cô.
- Nhận biết được một số đồ vật, đồ chơi có dạng khối cầu, trụ, vuông, chữ nhật.
- Trẻ nói được công dung và chất liệu của đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày.
- Xếp những đồ dùng đó vào 1 nhóm, và gọi tên nhóm theo công dụng và chất liệu.
*Phát triển thẩm mĩ
- Thể hiện nét mặt, động tác vận động phù hợp với nhịp, sắc thái của bài hát hoặc bản nhạc.
- Vận động (VD: vỗ tay, vẫy tay, lắc lư..) phù hợp với nhịp, sắc thái của bản nhạc
*Phát triển tình cảm xã hội.
 Chủ động giúp đỡ khi nhìn thấy bạn hoặc người khác gặp khó khăn.
- Sẵn sàng nhiệt tình giúp đỡ ngay khi bạn hoặc người lớn yêu cầu
- Đón trẻ
- Thể dục sáng với nhạc bài hát “Tía má em”
- Hoạt động học: Gia đình bé có những đồ dùng gì?, Nhận biết, phân biệt khối: cầu, trụ, vuông, chữ nhật, Ôn chữ
cái  e -ê, u-ư , Vẽ  cái nồi, cái soong, VDTN “Nhà mình rất vui”.
- Hoạt động ngoài trời:
+Hoạt động có mục đích: Tham quan vườn rau của bé, Ném xa bằng hai tay, Dùng que vẽ cái nồi, soong dưới nền đất, Đọc bài thơ:    "Cái bát xinh xinh"
+Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê, Lộn cầu vồng, Cáo và thỏ, Rồng rắn lên mây.
+Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích.
- Hoạt động góc:
+ Góc xây dựng: Xây ngôi nhà của bé, xây dựng khu vườn nhà bé….
+ Góc phân vai: Bán hàng, gia đình, mẹ con, bà cháu…
+ Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu ngôi nhà, đồ dùng gia đình, nặn đồ dùng gia đình
+ Góc học tập: Xếp số, xếp hình, ghép chữ, tìm chữ cái đã học trong từ,  nối các nhóm tương ứng….
+ Góc thiên nhiên: Nhặt lá, chăm sóc cây
+ Góc thư viện: Xem tranh truyện về chủ đề, “đọc” truyện cổ tích...
- Hoạt động ăn ngủ:
+Rèn kỹ năng rửa tay
+Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
+Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng và làm vệ sinh cá nhân.
- Hoạt động chiều: - Cho trẻ thực hiện vở ở trường, Nhận xét, nêu gương, cắm cờ, Cho trẻ chơi tự do ở các góc, Vẽ chân dung người thân trong gia đình, Cho trẻ hát các bài hát, đọc thơ  chủ đề gia đình.
- Trả trẻ
 

Chủ đề nhánh: Ngày hội của cô
 
*Phát triển thể chất:
- Có khả năng thực hiện tốt các động tác trong bài tập thể dục.
- Nhảy xuống từ độ cao 40 cm




*Phát triển ngôn ngữ
Sử dụng một số từ chào hỏi và từ lễ phép phù hợp với tình huống.
Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt



*Phát triển nhận thức:
Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng




*Phát triển thẩm mĩ
Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản
*Phát triển tình cảm xã hội.
Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn
*Phát triển thể chất:
- Các bài tập phát triển nhóm cơ, hô hấp: tay, chân, bụng, lườn, bật.
- Lấy đà và bật nhảy xuống độ cao 40cm
- Chạm đất nhẹ nhàng bằng hai đầu bàn chân
- Giữ được thăng bằng khi chạm đất.
*Phát triển ngôn ngữ
- Trao đổi theo cách của riêng mình cho các bạn hiểu và cùng nhau hợp tác trong quá trình hoạt động.
- Trẻ chủ động sử dụng các câu: cảm ơn, xin lỗi, tạm biệt…trong các tình huống phù hợp không cần người lớn nhắc nhỡ
*Phát triển nhận thức:
- Trẻ nói được công dung và chất liệu của đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày.
- Xếp những đồ dùng đó vào 1 nhóm, và gọi tên nhóm theo công dụng và chất liệu.
*Phát triển thẩm mĩ
- Biết sử dụng từ 2 loại vật liệu để tạo ra sản phẩm.

*Phát triển tình cảm xã hội.
- Chấp hành và thực hiện sự phân công của người điều hành với thái độ sẵn sàng, vui vẻ.
- Thực hiện nhiệm vụ với thái độ sẵn sàng, vui vẻ.
- Đón trẻ
- Thể dục sáng với nhạc bài hát “Bông hồng tặng cô”
- Hoạt động học: Trò chuyện về ngày Nhà giáo Việt Nam, Thơ “Cô giáo của em”, Vẽ chân dung cô giáo, Phân chia số lượng 6 thành 2 phần, Sinh hoạt văn nghệ cuối chủ đề
- Hoạt động ngoài trời:
+Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về các cô giáo trong trường, Hát “Ngày đầu tiên đi học”, Nhảy xuống từ độ cao 40cm, Lao động nhặt lá trên sân trường.
+Trò chơi vận động: Đi chợ về chợ, Lộn cầu vồng, Bịt mắt bắt dê
 cáo và thỏ, Rồng
rắn lên mây.
+Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời tùy thích.
- Hoạt động góc:
+ Góc xây dựng: Xây ngôi trường.
+ Góc phân vai: Cô giáo và học sinh, gia đình
+ Góc nghệ thuật: Vẽ tô màu cô giáo, ngôi trường.
+ Góc học tập: xếp số, xếp hình, ghép chữ, nối các nhóm tương ứng trong phạm vi 6, tìm chữ cái e-ê, u-ư trong từ….
+ Góc thiên nhiên: Nhặt lá, bắt sâu, chăm sóc cây…
+ Góc thư viện: Xem tranh truyện về cô giáo, gia đình…
- Hoạt động ăn ngủ:
+Rèn kỹ năng rửa tay
+Trẻ ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc. Biết lấy gối, chăn về vị trí của mình.
+Sau khi ngủ dậy biết cất đồ dùng và làm vệ sinh cá nhân.
- Hoạt động chiều: Cho trẻ thực hiện vở ở trường, Nhận xét, nêu gương, cắm cờ, Cho trẻ chơi tự do ở các góc, Cho trẻ ôn nhóm chữ cái u-ư; Cho trẻ hát về cô giáo, Cho trẻ xem truyện cổ tích
- Trả trẻ

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây