Đề bài: Thuyết trình về một trong những vấn đề sau (có sử dụng kết hợp phương tiện giao tiếp ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) :
- Tầm quan trọng của động cơ học tập;
- Ứng xử trên không gian mạng;
- Quan niệm về lòng vị tha;
- Thị hiếu của thanh niên ngày nay,...
Bước 1: Chuẩn bị nói
Bước chuẩn bị nói gồm: Xác định đề tài; Xác định mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói; Tìm ý và lập dàn ý; Luyện tập.
Xác định đề tài
Bạn cần xác định rõ: Đề tài bài nói (trong trường hợp này chính là đề tài của bài viết).
Xác định mục đích nói, đối tượng người nghe, không gian và thời gian nói.
Bạn thực hiện khâu này theo hướng dẫn ở Bài 1.
Tìm ý, lập dàn ý
Tìm ý
Trong trường hợp này, ý tưởng và các thông tin, tài liệu chính đã được bạn xác định khi thực hiện bài viết. Bạn có thể sử dụng các ý tưởng, thông tin, tài liệu đã có sao cho việc nói có hiệu quả nhất. Tuy vậy, nói là trình bày giao tiếp trực tiếp với người nghe cụ thể trong không gian, thời gian xác định. Vì thế, bạn cần:
- Tìm những cách mở đầu, kết thúc bài nói phù hợp, nhằm gây ấn tượng.
- Sử dụng các công cụ hỗ trợ như bản tóm tắt ý chính, hình anh, video clip, sơ đồ…
- Dự kiến trước một số điểm nghi vẫn, băn khoan, thắc mắc mà người nghe có thể nêu để tìm cách trả lời, giải đáp.
Lập dàn ý
Dàn ý của bài nói cơ bản cũng là dàn ý mà bạn đã chuẩn bị cho bài viết, có thể chỉnh sửa lại dàn ý dùng cho phù hợp với bài nói của bạn.
Luyện tập
Bạn có thể luyện nói theo nhiều cách:
- Tập trình bày với bạn cùng nhóm.
- Thu hình, thu âm bài nói, sau đó xem lại, tự phân tích ưu, nhược điểm từng nội dung trình bày của mình để rút kinh nghiệm lần trình bày chính thức.
Bước 2: Trình bày bài nói
- Trình bày theo tóm tắt đã chuẩn bị.
- Trình bày theo thứ tự từ khái quát đến cụ thể các luận điểm, sau đó mới trình bày cụ thể từng luận điểm…
- Những nội dung đã trình bày mang đặc điểm ngôn ngữ viết nên cần chuyển sang ngôn ngữ nói.
- Kết hợp tranh ảnh, video clip, sơ đồ, bảng biểu, điệu bộ cho phù hợp.
* Bài nói mẫu tham khảo:
Cuộc sống sẽ trở nên ấm áp nếu chúng ta sống có tấm lòng. Có thể thấy, lòng vị tha có vai trò vô cùng quan trọng và góp phần làm cho cuộc sống trở nên đẹp đẽ hơn. Vị tha là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng vị tha là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người. Mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính vị tha, vị tha để được sống trong tình yêu thương chân thành nhất. Người có lòng vị tha thường là những người không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu. Bên cạnh đó, người có lòng vị tha cũng là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ hiện tại. Vị tha đóng vai trò quan trọng, cốt yếu trong cuộc sống: Việc vị tha, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được. Vị tha với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn. Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng vị tha thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau. Bên cạnh đó, trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỷ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá vị tha không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác. Mỗi người cần có lòng vị tha, sống rộng lượng, tha thứ cho người khác nếu bản thân cảm thấy người ta xứng đáng. Chan hòa với mọi người xung quanh, sẵn sàng cho đi yêu thương, san sẻ với người khác để thấy bản thân mình tốt đẹp hơn. Mỗi người suy nghĩ tích cực một chút, biết san sẻ, vị tha một chút thì cuộc sống này sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.
Như vậy, lòng vị tha là điều tốt đẹp nên có ở mỗi người. Cảm ơn cô và cả lớp đã lắng nghe bài nói của em!
Bước 3: Trao đổi, đánh giá
Trao đổi
- Trong vai trò là người nói: Sau khi trình bày xong, hãy lắng nghe và ghi chép những câu hỏi hoặc ý kiến đóng góp.
- Trong vai trò của người nghe: Sau khi lắng nghe có thể nêu câu hỏi hoặc đóng góp.Yêu cầu bạn giải thích và làm rõ những điều mình băn khoăn. Tôn trọng sự khác biệt.
Đánh giá
- Đánh giá theo bảng sau: