© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo, bài 7: Mây và sóng

Thứ bảy - 10/02/2024 09:53
Giải Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo, bài 7: Mây và sóng - Trang 30, 31.

A. Chuẩn bị đọc

Chắc hẳn em đã từng chơi một trò chơi nào đó với người thân trong gia đình (cha mẹ, anh chị,..). em có cảm xúc như thế nào về những giây phút ấy.
Trả lời:
Em đã từng chơi rất nhiều trò chơi với người thân trong gia đình, như trốn tìm, đuổi bắt, rồng rắn lên mây, bắn bi, đồ hàng, lắp ráp... Những lúc ấy, em cảm thấy rất vui vẻ, hạnh phúc và phấn khởi
 

B. Trải nghiệm cùng văn bản

Suy luận trang 30. Qua hình dung của người con về trò chơi khác "thú vị" hơn, em nghĩ người con muốn thể hiện tình cảm gì?
Trả lời:
Em nghĩ người con muốn thể hiện tình yêu thương, quấn quýt dành cho mẹ của mình, vì chỉ cần có mẹ, ở bên cạnh mẹ, được chơi với mẹ thì trò gì cũng thú vị hơn hẳn

Tưởng tượng trang 30. Hình ảnh nào thể hiện lên trong tâm trí em khi đọc bài thơ này?
Trả lời:
Khi đọc bài thơ, em nhớ đến những buổi cùng mẹ thả diều trên cánh đồng mới gặt, thật vui vẻ và thư giãn
 

C. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 trang 31. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Mây và sóng là một bài thơ?
Trả lời:
Dấu hiệu giúp em nhận biết Mây và sóng là một bài thơ:
Kết thúc mỗi câu tác giả sẽ xuống dòng, tạo nên các câu thơ
Khi đọc cảm nhận được nhịp điệu nhịp nhàng của một bài thơ

Câu 2 trang 31. Kẻ bảng sau vào vở và điền các thông tin phù hợp, sau đó, trao đổi với bạn:
Ấn tượng của em về bài thơ Những hình ảnh, biện pháp tu từ gợi cho em ấn tượng Ý kiến của bạn em
... ... ...

Trả lời:
Ấn tượng của em về bài thơ Những hình ảnh, biện pháp tu từ gợi cho em ấn tượng Ý kiến của bạn em
Bài thơ có nhịp điệu nhịp nhàng, có nhiều hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng và hấp dẫn Hình ảnh em ấn tượng nhất là hình ảnh người trên mây, người trong sóng trò chuyện cùng "con" Bạn em cảm thấy các hình ảnh so sánh mới là hình ảnh ấn tượng nhất (so sánh con là mây, là sóng, mẹ là trăng, là bến bờ kì lạ)

       
Câu 3 trang 31. Hãy phác họa (bằng lời hoặc bằng tranh) những hình dung của em khi đọc bài thơ và chia sẻ với các bạn.
Trả lời:
Đọc bài thơ, em hình dung ra hình ảnh hai mẹ con đang vui vẻ chơi đùa với nhau. Người con sẽ sà vào lòng mẹ, ôm mẹ và cười khúc khích. Hai mẹ con sẽ âu yếm ôm lấy nhau vô cùng hạnh phúc và vui vẻ

Câu 4 trang 31. Hãy nêu hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ.
Trả lời:
Hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ là:
- Tăng tính gợi tả và hấp dẫn của tác phẩm đối với người đọc
- Khắc họa rõ nét những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, đặc sắc và mơ mộng trong ánh mắt của một đứa trẻ thơ, giúp câu thơ trở nên sinh động, thú vị
- Thể hiện được tình cảm mẹ con ấm áp, thân thiết và đáng quý

Câu 5 trang 31. Em có cảm nhận gì về tình cảm của tác giả? Những chi tiết nào trong bài thơ khiến em có cảm nhận đó?
Trả lời:
- Em cảm nhận được tình cảm của tác giả: yêu thương, trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng và ấm áp
- Những chi tiết trong bài thơ khiến em có cảm nhận đó là:
+ Người con từ chối lời rủ đi chơi rất hấp dẫn của người trên mây và người trong sóng để được về nhà với mẹ → Đề cao tình mẫu tử hơn những thứ hấp dẫn khác
+ Người con nghĩ ra những trò chơi thú vị để có thể chơi cùng mẹ, được ở bên mẹ

Câu 6 trang 31. Những trò chơi mà em bé nghĩ ra và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm với mẹ như thế nào? Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm giữa những người thân trong gia đình?
Trả lời:
- Những trò chơi mà em bé nghĩa ra là:
Con là mây và mẹ sẽ là trăng → Mô tả: Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thắm
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ → Mô tả: Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ
⇒ Thể hiện tình cảm của người con với mẹ: yêu thương, quan tâm, quấn quýt không rời, luôn muốn ở bên cạnh mẹ
- Điều đó gợi cho em suy nghĩ về tình cảm giữa những người thân trong gia đình là: luôn yêu thương, quý trọng, quan tâm và muốn ở bên cạnh nhau mỗi ngày.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây