© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Câu hỏi tự luận Sinh học 12, đề 16.

Thứ ba - 16/01/2018 02:45
Câu hỏi tự luận Sinh học 12, đề 16, có đáp án.
Câu 1. Thế nào là ưu thế lai? Nguyên nhân di truyền và cách tạo ưu thế lai trong chọn giống.
 
Câu 2. Hóa thạch là gì? Trình bày sự hình thành và nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu hóa thạch.
 
Câu 3. Hãy chứng minh rằng người và vượn người ngày nay có quan hệ thân thuộc rất gần gũi.
 
Câu 4. Gen có 3120 liên kết hydrô. và A = 20% tổng sô nuclêôtit. Tìm dạng đột biến có thể có và tính số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến trong các trường hợp sau, biết đột biến không chạm đến quá 3 cặp nuclêôtit.
1.  Sau đột biến, số liên kết hyđrô của gen tăng thêm 3 liên kết.
2.  Sau đột biến, số liên kết hyđrô của gen không đổi.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:

Câu 1. 1. Ưu thế lai là gì: Khi lai giữa bố mẹ thuần chủng, khác nhau về kiểu gen (lai Khác dòng), con lai đời F1 có những biểu hiện tốt hơn cà bố lần mẹ như: sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, sức sống cao, năng suất cao, phẩm chất tốt. Các đặc điểm trên của con lai đời F1 được gọi là ưu thế lai.

Ví dụ: Lai giữa lợn Móng Cái với Đại Bạch thu được lợn lai F1 sau 10 tháng tuổi đạt 100kg với tỉ lệ nạc 40%.

2. Nguyên nhân di truyền của ưu thế lai:

a. Giả thuyết về trạng thái dị hợp:

+ Do lai khác dòng thuần chùng, đời F1 mang các cặp gen dị hợp, ở trạng thái dị hợp các gen lặn gây hại bị gen trội át nên không bộc lộ ra kiểu gen.

+ Ở trạng thái dị hợp có sự mâu thuẫn nội tại giữa các alen của bố và mẹ, làm tăng cường độ trao đổi chất, nên có năng suất cao và phẩm chất tốt, đồng thời khả năng chống chịu cũng được tăng lên.

P: AABBDD X aabbdd -> F1 AaBbDd

+ Từ F2 trở đi tính chất dị hợp giảm, đồng hợp tăng nên ưu thế lai cũng bị giảm dần.

b. Giả thuyết về tác động cộng gộp các gen trội có lợi:

+ Do F1 được tập trung các gen trội có ở cả bố lẫn mẹ và trong thực tế, các tính trạng do gen trội qui định thường tốt hơn so với gen lặn. Các tính trạng thuộc về số lượng như kích thước cây, độ dài quá, số lượng hạt ... thường phụ thuộc vào số lượng gen trội.

p : AAbbDD X aaBBdd -> F1 AaBbDd.

+ Mặt khác, do tác động bổ trợ của các gen của bố và mẹ như (A-B-) ; (B- D-)... làm F1 có kiểu hình tốt hơn bố, mẹ.

c. Giả thuyết siêu trội:

+ Các gen ở trạng thái dị hợp thường biểu hiện tính trạng tốt hơn đồng hợp:
AA < Aa > aa

+ Tác động của alen trội thường dược tăng do tương tác của 2 alen khác nhau cùng lôcut và do sự mâu thuẫn nội tại giữa các alen của bố và mẹ trong cơ thể F1.

3. Các phương pháp tạo ưu thế lai: Nguyên tắc chung gồm 2 bước:

+ Giao phối gần để tạo dòng thuần chủng, rồi chọn lọc P.

+ Lai khác dòng thuần chửng đề tạo ưu thế lai F1.
 
a. Lai khác dòng đơn: cho tự thụ phân nhiều thê hệ rồi chọn ra hai dòng thuần chủng A về B. Cho A x B sẽ tạo được ưu thế lai ở dòng C.
A x B => C
 
b. Lai khác dòng kép: Cho tự thụ phân nhiều thế hệ rồi chọn 4 dòng thuần chúng A, B, C, D mang các tính trạng mong muôn. Cho lai từng cặp A x B nhận được E; C X D nhận được G. Tạo dòng thuần chủng E và G rồi lai với nhau được dòng H, có biểu hiện ưu thế lai rõ nét hơn E và G.

A x B => E   => E x G = H
C x D => G
 
c. Lai thuận, nghịch: Đối với các tính trạng do gen trong tế bào chất quy định, được di truyền theo dòng mẹ. Người ta cho lai thuận và nghịch để chọn 1 trong 2 hướng có biểu hiện tốt.
 
Câu 2. 1. Hóa thạch là gì:

Là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất, đá.

2. Sự hình thành hóa thạch:

- Sau khi thực vật hay động vật chết, chỉ các phần cứng như xương, vỏ đá vôi được giữ lại trong đất, còn phần mềm bị vi khuẩn phân hủy.
 
- Cơ thể bị hóa đá khi hội đủ điều kiện.
Ví dụ: Xác sinh vật chết bị chìm xuống đáy nước, bị cát, bùn; đất sét bao phủ, về sau phần mềm tan dần đi, để lại khoang trống trong đất. Nếu có ôxit silic lấp đầy khoảng trống sẽ đúc thành một sinh vật bằng đá giống với trước đó.
 
- Trường hợp đặc biệt: Xác sinh vật chết dược bảo toàn nguyên vẹn.
 
Ví dụ: - Xác voi Mamut đã chết hàng chục vạn năm trước đáy vần còn tươi nguyên trong các tảng băng hà hoặc xác của sâu bọ được phủ kín trong nhựa hổ phách vẫn còn giữ nguyên màu sắc trong thời gian dài.
 
3. Ý nghĩa việc nghiên cứu hóa thạch:
 
a. Đối với nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật:

- Xác định được lịch sử xuất hiện, phát triển hay diệt vong của sinh vật nhờ phát hiện các hóa thạch trong lòng đất.

- Dựa vào phương pháp địa tầng học, phương pháp đo thời gian bán phân rã của đồng vị phóng xạ, con người xác định được tuổi của sinh vật tương ứng với tuổi của lớp đất chứa hóa thạch của chúng.

- Khôi phục hình thái, cấu tạo của sinh vật sống trước đây nhờ nghiên cứu từ những hóa thạch.
 
b. Ý nghĩa trong nghiên cứu lịch sử vỏ quả đất:

- Xác định tuổi của lớp đất đá: Tương ứng tuổi của hóa thạch.

- Xác định khí hậu trong thời gian sống trước đó của sinh vật.

Ví dụ. Sự xuất hiện hóa thạch của Quyết thực vật chứng tỏ vào thời gian đó, vùng này có khí hậu ẩm ướt.
 
c. Xác định được đặc điểm biến đổi địa chất trong thời gian sống trước đó của hóa thạch:

Ví dụ: Việc tìm thây hóa thạch dộng vật biển trên núi gần Lạng Sơn, chứng tỏ trước đây khu vực này là biến.
 
Câu 3. Trong các loài thú thì vượn người (vượn dạng người) giống người hơn cả. Những loài vượn người hiện tại còn sống gồm: Đười ươi và, vượn sống trên cây, gặp ở Đông Nam Á, khỉ Gôrila và Tinh Tinh gặp ở rừng nhiệt đới Châu Phi, chúng sống thành đàn trong đó Tinh Tinh có quan hệ họ hàng gần với người nhất, vượn người và người có những nét giống nhau như sau:
 
1. Về hình dạng, kích thước: Cao từ l,5m đến 2m; nặng từ 70 - 200kg, không có đuôi, có thể đứng bằng hai chân sau.

2. Về bộ xương: Đều có 12 - 13 đốt xương sườn, 5 - 6 đốt sống cùng, 32 răng.

3. Nội quan: sắp xếp tương tự, cấu tạo và chức năng từng cơ quan tương tự.

4. Các bộ phận, cơ quan khác: Cấu tạo của da, mắt, tai tương tự; đều có cơ hoành, hình dạng và kích thước tinh trùng, cấu tạo nhau thai, chu kỳ kinh nguyệt, thời gian mang thai tương tự nhau.

5. về sinh hóa: Đều có 4 nhóm máu và tính chất lí hóa tương tự nhau; Bộ NST ở người 2n = 46 và vượn người 2n = 48 gần giống nhau, ADN của người và Tinh Tinh giống đến 92% các cặp nuclêôtit.

6. Tập tính: Đều đẻ con, nuôi con bằng sữa; đều biểu lộ tình cảm qua cơ mặt như vui, buồn, giận dữ; biết âu yếm và trừng phạt con cái.

7. Não bộ: Rất giống người về kích thước, nếp nhăn. Do vậy chúng có ký ức tốt hơn động vật khác.

8. Hoạt động thần kinh cấp cao: Vượn người có khả năng tư duy cụ thể nghĩa là biết dùng công cụ có sẵn trong thiên nhiên như dùng cành cây để khèo quả, dùng gậy đào củ và nhấc các vật nặng.

Kết luận: Dựa vào những điểm giống nhau nói trên giữa người và vượn người ta có thể kết luận về nguồn gốc chung của chúng hay nói khác đi vượn người và người có quan hệ thân thuộc rất gần gũi.
 
Câu 4. A = T = 20% => G = X = 50% - 20% = 30%.

- Gọi N là tổng nuclêôtit của gen trước đột biến, ta có:
 h1
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen trước đột biến:
A = T = 2400.20% = 480 nuclêôtit.
G = X = 2400.30% = 720 nuclêôtit.
 
1. Sau đột biến, số liên kết hyđrô của gen tăng 3 liên kết:

+ Trường hợp 1: Thêm 1 cặp nuclêôtit G - X trong gen:
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến:
A = T = 480 nuclêôtit; G = X = 720 + 1 = 721 nuclêôtit.
 
+ Trường hợp 2: Thay 3 cặp A - T bằng 3 cặp G - X:
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến:
A = T = 480 - 3 = 477 nuclêôtit; G = X = 720 + 3 = 723 nuclêôtit.
 
+ Trường hợp 3: Thay 1 cặp G - X bằng 3 cặp A - T:
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến:
A = T = 480 + 3 = 483 nuclêôtit; G = X = 720 - 1 = 719 nuclêôtit.
 
2. Sau đột biến, số liên kết hyđrô của gen không đổi:
Đột biến chỉ có thể thuộc dạng đảo vị trí các cặp nuclêôtit hoặc thay thế các cặp nuclêôtit.

+ Trường hợp 1: Đảo vị trí giữa các cặp nuclêôtit trong gen:
- Sô nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến:
A = T = 480 nuclêôtit; G = X = 720 nuclêòtit.

+ Trường hợp 2: Thay cặp, nuclêôtit A - T bằng T - A hoặc thay cặp nuclêôtit G - X bằng X - G:
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến:
A = T = 480 nuclêôtit; G = X = 720 nuclêôtit.
 
+ Trường hợp 3: Thay 3 cặp A - T bằng 2 cặp G - X:
- Số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến:
A = T = 480 - 3 = 477 nuclêôtit; G = X = 720 + 2 = 722 nuclêôtit.
 
+ Trường hợp 4: Thay 2 cặp G - X băng 3 cặp A - T:
- Sô nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến:
A = T = 480 + 3 = 483 nuclêôtit; G = X = 720 - 2 = 718 nuclêôtit.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây