© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Câu hỏi tự luận Sinh học 12, đề 18.

Thứ tư - 17/01/2018 22:56
Câu hỏi tự luận Sinh học 12, đề 18, có đáp án.
Câu 1. Dòng thuần là gì? Nêu các phương pháp tạo ra dòng thuần. Vai trò của dòng thuần trong nghiên cứu di truyền và chọn giống.

Câu 2. Trình bày về nội dung và đánh giá học thuyết tiến hóa của Lamac.

Câu 3. Trình bày về các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người, từ đó kết luận về chiều hướng tiến hóa trong quá trình trên.
 
Câu 4.
1. Một gen cấu trúc có trình tự của các cặp nuclêôtit được bắt đầu như sau:
de18
Trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit do gen trên tổng hợp được bắt đầu như thế nào?

2. Phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp thay đổi ra sao trong các trường hợp sau:
a. Thay 1 cặp nuclêôtit A - T vị trí thứ 2 bằng G - X.
b. Mất 1 cặp nuclêôtit X - G vị trí thứ 4.
c. Đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit thứ 16 và 18 là X - G và T - A.
d. Mất 2 cặp nuclêôtit thứ 13 và 14.
e. Thay 1 cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 10 là A - T bằng 1 cặp nuclêôtit T - A. Cho biết các bộ ba mã hóa trên phân từ mARN tương ứng với các axit amin như sau:
GAA: axit glutamic    AUG: Mêtiônin    UGA: Mã kết thúc.
UGU: Xistêin              AAG: Lizin         AAG: Lizin.
GUU: Valin                 AGU: Xêrin
 
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:

Câu 1. 1. Dòng thuần là gì:

+ Dòng thuần là dòng có kiểu gen đồng hợp và đồng nhất về kiểu hình.
+ Dòng thuần là dòng khi cho tự thụ hay giao phối giữa chúng với nhau, thế hệ sau đồng loạt giống bố mẹ về kiều gen và kiểu hình.
+ Khi đề cập đến dòng thuần nghĩa là ta chỉ để ý đến một số tính trạng cần thiết nào đó vì không cá thể nào thuần chủng về tất cả các tính trạng.
Ví dụ: A: hạt vàng; a: hạt xanh
Đem tự thụ phấn cây hạt vàng thu được tất cả hạt vàng.
 
2. Các phương pháp tạo dòng thuần
+ Ở thực vật, người ta cho tự thụ phấn qua nhiều thế hệ, sau đó chọn ra dòng thuần chủng về tính trạng mong muốn rồi nhân giống thuần
Ví dụ 1: Tự thụ (A -) x (A -)
=> F1: 3(A-) : 1(aa) => P: Aa : Aa
=> F1: 100% (A-)=> P: AA x AA
 
Ví dụ 2: Lai phân tích: P: (A-) x aa
=> FB: 1(A-): 1(aa) => P  Aa x Aa
=> F1 100%(A-) => P: AA x aa
 
+ Dùng cônsixin 0,1% - 0,2% với thời gian thích hợp sẽ lường bội hóa cá thể đơn bội, tạo dòng thuần về tất cả các gen.
Ví dụ: AbDe => AAbbDDee.
+ Sử dụng cá thể dị hợp, gây đột biến nhân tạo theo các hình thức đột biến trội và đột biến lặn.
 
Ví dụ 1: c1a

Ví dụ 2: c1 b
 
3. Vai trò của dòng thuần trong nghiên cứu di truyền và chọn giống:
a. Trong nghiên cứu di truyền:
a1: Sử dụng dòng thuần chủng đồng hợp lặn trong phép lai phân tích, giúp phát hiện các qui luật di truyền, biết được vị tri gen trên NST, khoảng cách các gen và lập bản đồ gen.
Ví dụ:
 c1 c
a2 : Sử dụng dòng thuần chủng đồng hợp lặn trong phép lai phân tích để xác định kiểu gen của cá thể có kiểu hình trội.
Ví dụ: P : (A- B-) x (aa, bb) => FB phân li kiểu hình:
1 (A- B-) : 1 (A-bb): 1 (aa B-) : 1 (aabb) => Kiểu gen P: AaBb x aabb
 
b. Trong chọn giống:
+ Sử dụng dòng thuần kiểu gen khác nhau trong phép lai khác dòng để tạo ưu thế lai.
+ Sử dụng dòng thuần trong phép lai trở lại để duy trì và củng cố ưu thế lai.
+ Sử dụng dòng thuần trong phép lai phân tích để kiểm tra tính chất thuần chung của giống.
 
Câu 2. 1. Nội dung:
+ Theo Lamac sinh giới đa dạng và thích nghi với môi trường do tác động của 2 loại nhân tố: ngoại cảnh và xu hướng nâng cao mức tổ chức cơ thể.
 
+ Ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân làm cho các loài biến đổi từ từ và liên tục. Những biến đổi nhỏ được tích lũy qua thời gian dài tạo ra những biến đổi sâu sắc trên cơ thể sinh vật.
 
+ Lamac cho rằng những biến đổi do tác dụng ngoại cảnh hay do tập quán hoạt động của động vật đều di truyền được và tích lũy dần, hình thành mọi đặc điểm thích nghi của sinh vật.
 
+ Như vậy: Tiến hóa không đơn thuần là sự biến đổi mà là sự kế thừa lịch sử. Sự nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp là dấu hiệu chủ yếu của tiến hóa.
 
2. Đánh giá học thuyết Lamac:

a. Cống hiến: Ông là người đầu tiên đưa ra lí luận về tiến hóa, cho rằng loài có biến đổi. Mặt khác thấy được tác dụng của ngoại cảnh đối với sự tiến hóa sinh vật.
 
b. Tồn tại: Do hạn chế của trình độ khoa học đương thời, ông cho rằng các biến đổi do ngoại cảnh (nay gọi là thường biến) di truyền được cho thế hệ sau, cũng do vậy Lamac chưa thành công trong việc giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật.
 
Câu 3. I. Các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người:

1. Giai đoạn vượn người:
a. Hóa thạch Parapitec
b. Hóa thạch Dryôpitec
c. Hóa thạch Ôxtralôpitec
 
2. Giai đoạn người vượn (người tối cổ):
a. Hóa thạch Pitêcantrôp.
b. Hóa thạch Xinantrôp.
 
3. Giai đoạn người cổ:
Hóa thạch. Nêanđectan
 
4. Giai đoạn người hiện đại:
Hóa thạch là Crômanhôn
(Chú ý: Mỗi dạng hóa thạch ta lưu ý về năm phát hiện, nơi phát hiện đầu tiên, cấu tạo cơ thể như: tầm vóc, bộ não, dáng đi ..., công cụ lao động là gì?)

II. Kết luận về hướng tiến hóa: Qua những bằng chứng hóa thạch nêu trên ta thấy trong quá trình chuyển biến từ vượn người thành người, hướng tiến hóa là:
1. Về mặt cấu tạo cơ thể: Ngày càng bớt dần tính chất động vật, hoàn thiện dần về mặt cấu tạo các cơ quan và hình dạng cơ thể như: Tầm vóc cao lớn dần, đi thẳng dần, thể tích hộp sọ ngày càng tăng, xương mặt nhỏ dần, răng và hàm bớt thô dần, xuất hiện lồi cằm, xương vành mày biến mất...

2. Về công cụ lao động:
+ Công cụ lao động ngày càng phức tạp, hiệu quả hơn như: bắt đầu từ côn, gậy, đá, dần dần đến đá dẻo, đá mài rồi đến lao có ngạnh, áo bằng da, búa có lỗ đế tra cán, kim, móc câu bằng xương ...

+ Sống thành đời sống xã hội ngày càng phức tạp hơn.
 
Câu 4. 1. Trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit.
- Mạch khuôn của gen có chiều 3’ - 5'.
- Theo nguyên tắc bể sung của cơ chế sao mã, từ trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn ta suy ra trình tự các ribônuclêòtit trong mARN được bắt đầu như sau:
Mạch khuôn:   TAX - XAA - TTX - AXA - TXA - XTT
mARN:            AUG - GUU - AAG - GGU - AGU - GAA
- Vậy, trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin do gen cấu trúc nói trên tổng hợp có trình tự là:
Mêtiônin Valin - Lizin - Xistêin - Xêrin - axit glutamic ...
 
2. Thay đổi cấu trúc của phân tử prôtêin:
a. Thay 1 cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 2 là A - T bằng G - X là thay ở mã mở đầu nên không làm thay đổi axit amin nào trong phân tử prôtêin.
b. Mất 1 cặp nuclêôtit là X - G ở vị trí thứ 4 sẽ thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi polipeptit, từ sau axit amin mở đầu.
c. Đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit vị trí thứ 16 và 18 làm mã bộ ba tại đây bị biến đổi thành TTX, quy định mã sao là AAG mà hóa axit amin lizin.
- Vậy trong phân tử prôtêin đã thay thế axit glutamic bằng lizin.
d.  Mất 2 cặp nuclêôtit thứ 13 và 14 làm mã bộ ba tại vị trí này trở thành AXT, quy định mã sao UGA và đây là mã kết thúc nên chuỗi polipeptit chỉ còn 4 axit amin sau: Mêtiônin - Valin - Lizin - Xistêin ...
e. Thay Xistêin bằng Xêrin.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây