© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Câu hỏi tự luận Sinh học 12, đề 8.

Thứ sáu - 12/01/2018 02:21
Câu hỏi tự luận Sinh học 12, đề 8, có đáp án.
Câu 1. So sánh đột biến NST với đột biến gen.

Câu 2. Hệ số di truyền là gì ? Tại sao cần phải dựa vào hệ số di truyền khi chọn giống ?

Câu 3. Thuyết tiến hóa hiện đại dã phát triển quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên như thế nào? Vì sao chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản nhất?

Câu 4. Ở một loài thực vật, A: quy định quả to, a quy định quả nhỏ lai giữa các cà chua tứ bội người ta thu được kết quả đời F1 có kết quả theo các trường hợp sau:

a. Trường hợp 1: F1-1 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 1 quả to : 1 quả nhỏ
b. Trường hợp 2: F1-2 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 11 quả to : 1 quả nhỏ
c. Trường hợp 3: F1-3 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 5 quả to : 1 quả nhỏ

Hãy biện luận, xác định kiểu gen của bố mẹ trong mỗi trường hợp và lập sơ đồ lai chứng minh kết quả đó.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:

Câu 1.

1. Giống nhau:

- Đều bị biến đổi vật chất di truyền do tác nhân gây đột biến tác động.
- Đều biểu hiện đột ngột, gián đoạn, riêng lẻ, vô hướng, và di truyền được cho thế hệ sau.
- Phần lớn đều có hại, một số ít có lợi hoặc trung tính.
- Đều là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
- Đều góp phần làm tăng tính da dạng cho loài.

2. Khác nhau:
 
Đột biến gen Đột biến NST
- Biến đổi vật chất di truyền cấp độ phân tử
- Xảy ra do sự tái sinh sai ở một điểm nào đó trong ADN.
- Thể đột biến xuất hiện tùy thuộc kiểu gen.
- ít ảnh hưởng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể nên là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình bị tiến hóa và chọn giống.
- Không thể phát hiện bằng mắt  thường và kính hiển vi.
- Biến đổi vật chất di truyền cấp độ tế bào.
- Xảy ra do sự phân li không bình thường của NST ở kì sau
- Thể đột biến xuất hiện ớ tất cả các dạng đột biến.
- Ảnh hướng lớn đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể, có vai trò nhất định trong tiến hóa và chọn giống thực vật.
- Có thể.
 
Câu 2:

1. Hệ số di truyền (h2):
+ Là tỉ lệ giữa biến dị kiểu gen so với biến dị kiểu hình.
+ Hệ số di truyền được trình bằng đơn vị % hay số thập phân (h2 ≤1).

2. Phải căn cứ vào hệ số di truyền là một trong các khâu của chọn giống vì:

+ Hệ số di truyền cho thấy tính trạng con người để ý phụ thuộc nhiều hay ít vào kiểu gen và môi trường.
+ Hệ số di truyền của một tính trạng cao khi nó phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
Ví dụ: Tính trạng hạt tròn của lúa có hệ số di truyền cao.

+ Hệ số di truyền của một tính trạng thấp khi nó phụ thuộc chủ yếu vào môi trường.
Ví dụ: Tính trạng số lượng bông và số hạt trên 1 bông ở lúa có hệ số di truyền thấp.

+ Do vậy, trong chọn giống con người căn cứ vào hệ số di truyền để có biện pháp kĩ thuật thích hợp với giống.
 
Câu 3.

1. Thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên:

- Thuyết tiến hóa hiện đại, dựa trên những thành tựu về di truyền và biến dị đà làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh biến dị, cơ chế di truyền biến dị. Vì vậy đã hoàn chỉnh quan niệm của Đacuyn về chon lọc tự nhiên.

- Trên quan điểm di truyền học, cơ thể thích nghi trước hết phái có kiểu gen phản ứng thành những kiểu hình có lợi trước môi trường. Nhờ vậy đảm bảo được sự sống sót một số cá thể. Bên cạnh sống sót, cá thể đó phải sinh sản được để đóng góp vào vốn gen chung của quần thể. Như vậy, mặt chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.

- Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động vào cá thể mà còn phát huy tác dụng ở cả cấp độ dưới mức cá thể (ADN, giao tử...) và trên mức cá thể (quần thể, quần xã) trong đó quan trọng nhất là chọn lọc ở cấp độ cá thể và quần thể.

- Trong một quần thể đa hình thì chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế cua những cá thể mang nhiều đặc điểm có lợi hơn. Chọn lọc tự nhiên tác động trên kiểu hình của cá thể qua nhiều thế hệ dẫn tới hệ quả là chọn lọc kiểu gen. Điều này khẳng định vai trò của thường biến trong quá trình tiến hóa.
 
- Trong thiên nhiên, loài phân bố thành những quần thể cách li nhau bởi những khoảng thiếu điều kiện thuận lợi. Trong mỗi loài thường xảy ra sự cạnh tranh giữa các nhóm cá thể trong một quần thể, giữa các quần thể của loài. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế các quần thể kém thích nghi. Như vậy có thể nói quần thể là đối tượng chọn lọc.

- Chọn lọc quần thể hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể về nhiều mặt đảm bảo sự tồn tại, phát triển của những cá thể thích nghi nhất, quy định sự phân bố của chúng trong thiên nhiên. Chọn lọc cá thể và chọn lọc quần thể song song diễn ra.
 
2. Chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản nhất vì: Chọn lọc tự nhiên không tác động đến từng gen riêng lẻ mà đối với toàn bộ kiểu gen, không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng lẻ mà đối với cả quần thể. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.
 
Câu 4. Quy ước gen: A: quả to; a: quả nhỏ

a. Trường hợp 1:

- F1-1 xuất hiện kiểu hình lặn quả nhỏ, kiểu gen aaaa. Vậy cả hai bên bố mẹ đều tạo loại giao tử mang gen aa.
+ h1aaaa = h1 1 loại giao tử aa x 100% loại giao tử aa.
- Cá thể ở P tạo loại giao tử aa = h1 1 phải có kiểu gen là Aaaa.
- Cá thể còn lại ở P tạo loại giao tử mang aa = 100% phải có kiểu gen aaaa.
 
Vậy kiểu gen của P1: Aaaa X aaaa.
(học sinh tự lập sơ đồ lai)
 
b. Trường hợp 2:
F1-2 xuất hiện kiểu hình mang tính trạng lặn quá nhỏ kiểu gen aaaa = h2
-Vì cây tứ bội tạo loại giao tử aa chỉ có thể với tỉ lệ: 100%aa hoặc h2 aa hoặc h3 aa.
Suy ra: h2 aaaa = h3 loại giao tử aa x h1 1 loại giao tử aa.
- Cá thể P tạo loại giao tử aa = h3 phải có kiểu gen là AAaa; cá thể còn lại tạo loại giao tử aa = h1 1 phải có kiểu gen là Aaaa.
- Vậy kiểu gen của P2: AAaa X Aaaa (học sinh tự lập sơ đồ lai)

c. Trường hợp 3:
- Tương tự F1-3 xuất hiện kiểu hình lặn quá nhỏ, kiểu gen aaaa với tỉ lệ h3 .
 
h3 aaaa = h3 loại giao tử aa x 100%: loại giao tử aa.
Vậy kiểu gen của P3: AAaa X aaaa.
(Học sinh tự lập sơ đồ lai).
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây