© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Câu hỏi tự luận Sinh học 12, đề 9.

Thứ sáu - 12/01/2018 05:14
Câu hỏi tự luận Sinh học 12, đề 9, có đáp án.
Câu 1. So sánh biến dị tổ hợp và đột biến.

Câu 2. Thể dị hợp tử là gì? Vai trò của dị hợp tử trong tiến hóa và chọn giống? Con người đã sử dụng các biện pháp gì để tạo ra trạng thái dị hợp về các gen mong muốn.

Câu 3. Trình bày về vai trò của cách li, các cơ chế cách li và ý nghĩa của chúng đối với sự tiến hóa sinh vật.

Câu 4. Ở cà chua tứ bội; A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng.
1. Viết kiểu gen có thể có của:
a. Cà chua tứ bội quả đỏ.
b. Cà chua tứ bội quả vàng.

2. Cho biết kết quả của các phép lai sau:

a. P1 : Aaaa ♀ X Aaaa ♂.
b. P2 : AAaa ♀ X aaaa ♂.
c. P3 : AAaa ♀ X AAaa ♂

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:

Câu 1.

1. Giống nhau:
- Đều là biến dị di truyền.
- Đều liên quan đến vật chất di truyền.
- Đều xuất hiện cá thể, riêng lẻ, vô hướng.
- Đều làm xuất hiện kiểu hình mới chưa có ở P, nên đều làm tăng tính đa dạng cho loài.
- Đều là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình chọn giống và tiến hóa.
 
2. Khác nhau:
Biến dị tổ hợp Đột biến
- Do quá trình giao phối
- Gen không biến đổi nhưng do cơ chế phân li độc lập, tổ hợp tự do của NST dẫn đến phân li và tổ hợp các gen. Do hoán vị gen và tương tác gen.
- Sắp xếp lại các tính trạng có sản ở p thành tổ hợp các tính trạng mới hay do tương tác giữa các gen trong kiểu gen.
- Xuất, hiện thường xuyên, phong phú, có thế trung hòa các đột biến có hại.
- Là nguồn nguyên liệu thứ cấp của chọn giống và tiến hóa.
- Do các tác nhân gây đột biến
- Do rối loạn cơ chế nhân dôi ADN, phân li NST, NST bị đứt, gãy, tiếp hợp không bình thường.
- Biến đổi vật chất di truyền ở mức phân tử hay mức tế bào.
- Xuất hiện đột ngột, gián đoạn, phần lớn là lặn và có hại.
- Là nguồn nguyên liệu sơ cấp của chọn giống và tiến hóa.
 
 
Câu 2.

1. Thể dị hợp: Hai alen cùng cặp, khác nhau về cấu trúc được gọi là thể dị hợp.
+ Khi nói đến thể dị hợp nghĩa là chỉ xét đến một hay vài tính trạng nào đó.
 
2. Vai trò của thể dị hợp:
a. Trong tiến hóa:
+ Đột biến gen thường ở trạng thái lặn, bị alen trội át nên chưa bộc lộ kiểu hình ở thể dị hợp nhờ đó trở thành nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho chọn lọc.
+ Ở trạng thái dị hợp, các cá thể trong loài có sức sống cao, thích nghi với các điều kiện môi trường.
+ Thể dị hợp trung hòa các đột biến lặn có hại.
+ Nhờ thể dị hợp, thế hệ sau xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc.

b. Trong chọn giống:
+ Thể dị hợp biểu hiện ưu thế lai: sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, sức sống cao, năng suất cao, phẩm chất tốt.
+ Các ưu thế lai F1 biểu hiện ở loài sinh sản dinh dưỡng sẽ được giữ lại làm giống theo phương pháp giâm, chiết, ghép, tháp.

3. Con người đã sử dụng biện pháp sau:
a. Lai khác dòng thuần chủng.
Ví dụ: P.AAbb X aaBB -> F1 AaBb
b. Gây đột biến nhân tạo:
d9

Câu 3.
 1. Vai trò của cách li: Các hình thức cách li có vai trò ngăn cản sự giao phối tự do, do đó củng cố, tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quần thể gốc.

2. Các cơ chế cách li và ý nghĩa:

a. Cách li địa lí: Các quần thể sinh vật ở cạn bị phân cách nhau bởi sự xuất hiện các chướng ngại địa lí như núi, biển, sông... Các quần thể ở nước bị cách li bởi sự xuất hiện dải đất liền. Những loài ít di động hoặc không có khả năng di động thường bị ảnh hưởng bởi hình thức cách li này. Cách li địa lí là cơ sở hình thành các nòi địa lí từ đó hình thành loài mới.

b. Cách li sinh thái: Trong cùng một khu vực địa lí các nhóm cá thể trong quần thể hay giữa các quần thể trong loài có sự phân hóa, thích ứng với những điều kiện sinh thái khác nhau do đó giữa chúng có sự cách li tương đối. Cách li sinh thái là cơ sở hình thành các nòi sinh thái, trên cơ sở đó tạo loài mới.

c. Cách li sinh sản: Do đặc điểm cấu tạo cua cơ quan sinh sản khác nhau hay do tập tính sinh dục khác nhau mà các cá thể thuộc các nhóm, các quần thể khác nhau không giao phối được với nhau và qua thời gian nhất định đã phân hóa sâu sắc về mặt di truyền đã hình thành các nòi, thứ mới, từ đó tạo ra loài mới.

d. Cách li di truyền: Do sai khác trong bộ NST, trong kiểu gen mà giao tử không thụ tinh hay thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển hoặc con lai còn sống nhưng lại bất thụ.
+ Cách li địa lí là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hóa, tích luỹ các đột biến theo hướng khác nhau làm cho kiểu gen sai khác nhau ngày càng nhiều.
+ Cách li địa lí và cách li sinh thái kéo dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và cách li di truyền, đánh dấu sự xuất hiện loài mới.
 
Câu 4.

1. Xác định kiểu gen:
Quy ước: A: quả đỏ; a: quả vàng
a.  Kiểu gen cây cà chua quả đỏ tứ bội có thể: AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa.
b.  Kiểu gen cây cà chua quả vàng tứ bội là aaaa.

2. Kết quả các phép lai:
 
a. P1: Aaaa ♀ x Aaaa ♂
 
GP1: (h1 1Aa : h1 1aa) ♀ x (h1 1Aa :  h1 1aa) ♂
b1
Tỉ lệ kiểu gen: 1AAaa : 2Aaaa : 1 aaaa
Tỉ lệ kiểu hình: 3 quả đỏ : 1 quả vàng
 
b) P2: AAaa ♀ x aaaa ♂
GP2: (  h3AA : hh Aa : h3aa) ♀  x (1aa) ♂
b2
Tỉ lệ kiểu gen: 1AAaa : 4Aaaa : 1 aaaa
Tỉ lệ kiểu hình: 5 quả đỏ : 1 quả vàng
 
c) P3: AAaa ♀ x AAaa ♂
GP3: ( h3AA : hh Aa :  h3aa) ♀ x  ( h3AA : hh Aa :  h3aa)♂
b3
b4
Tỉ lệ kiểu gen: 1AAAA : 8AAAa : 18 AAaa : 8 Aaaa : 1 aaaa
Tỉ lệ kiểu hình: 35 quả đỏ : 1 quả vàng.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây