© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề cương ôn tập cuối kì 2, môn Sinh học 10

Thứ hai - 02/05/2022 07:57
SINH HOC 10
SINH HOC 10
Đề cương ôn tập cuối học kì 2, môn Sinh học 10, phần lý thuyết. Mời các em cùng học tập

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 2
Môn: SINH HỌC 10


A. TRẮC NGHIỆM
1. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
a. Các pha trong chu kì tế bào
- Pha G1: Tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng
- Pha S: Pha NST nhân đôi
- Pha G2: Tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.
b. Các kì của quá trình nguyên phân và đặc điểm của mỗi kì
- các kì : kì đầu ; kì giữa; kì sau ; kì cuối
- đặc điểm :
     + chu kì tế bào được điều khiển rất chặt chẽ nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể
     + Trên cùng một cơ thể , tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau là khác nhau
     + Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi có tín hiệu -> nếu tín hiệu bị lỗi -> tế bào tăng sinh liên tục -> gây ung thư
c. Công thức về quá trình nguyên phân
       Nt = No x 2x

2. Giảm phân
a. Các kì của quá trình giảm phân và đặc điểm của mỗi kì
- Giảm phân I gồm: kì trung gian và 4 kỳ phân bào chính thức.
Kỳ Lần GP I Lần GP II
Đầu - NST kép trong cặp tương đồng hợp và trao đổi chéo
- Màng nhân và nhân con tiêu biến
- Tương tự như GP I nhưng NST không tiếp hợp và trao đổi chéo
 
Giữa - NST co ngắn cực đại
- NSt xếp thành 2 hàng
Tương tự như GP I nhưng NST xếp thành 1 hàng
Sau - Mỗi NST kép trong cặp tương đồng di chuyển về mỗi cực tế bào NST tách nhau ở tâm động phân li đồng đều về 2 cực tế bào
Cuối - Phân chia tế bào chất
- NST dãn xoắn
- Thoi vô sắc biến mất
Tương tự như GP I nhưng 4 tế bào con có n NST đơn.

b. Công thức
- Số trứng = Nt x 1 (trứng)
- Số thể cực = Nt x 3 (thể cực)
-  Số tinh trùng = Nt x 4 (tinh trùng)

3. Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật 
a. Các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật và ví dụ
Có 4 kiểu dinh dưỡng ở VSV
- Quang tự dưỡng : vd: vi khuẩn lam, tảo đơn bào ..
- Hóa tự dưỡng : vi khuẩn natrat hóa , vi khuẩn oxh hidro…
- Quang đị dưỡng : vi khuẩn không chứa S màu lục và màu tía
- Hóa dị dưỡng : nấm , động vật nguyên sinh , phần lớn vi khuẩn không quang hợp.
b. Khái niêm hô hấp hiếu khí , hô hấp kị khí và lên men
-  Hô hấp hiếu khí là quá trình ôxi hóa các phân tử hữu cơ mà chất nhận êlectron cuối cùng là ôxi phân tử.
- Hô hấp kị khí là quá trình phân giải cacbohiđrat để thu năng lượng cho tế bào, chất nhận êlectron cuối cùng của chuỗi chuyền êlectron là một phân tử vô cơ không phải là ôxi phân tử.
- Lên men là quá trình chuyển hóa kị khí diễn ra trong tế bào chất trong đó chất cho êlectron và chất nhận êlectron là các phân tử hữu cơ.

4. Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
- Thời gian thế hệ:
- Công thức số tế bào của quần thể sv sau tg nuôi cấy
     n = t/g
Trong đó: n : thế hệ; t : thời gian nuôi cấy;   g: thời gian thế hệ

     Nt = No x 2n
Trong đó: Nt : tổng vi khuẩn tạo thành sau thời gian nuôi cấy ;
No: số vi khuẩn ban đầu

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV
a. Các chất dinh dưỡng và  chất ức chế sinh trưởng
- Đối với vi sinh vật, các chất hữu cơ cơ bản cấu thành nên sự sống như cacbohiđrat, prôtêin, lipit,… được xem là các chất dinh dưỡng
- Một số chất hoá học mà khi có mặt trong môi trường có tác dụng kìm hãm hoạt động cũng như sự sinh trưởng của vi sinh vật. Chúng được gọi chung là chất ức chế sinh trưởng.
b. Khái niêm nhân tố dinh dưỡng, VSV khuyết dưỡng, VSV nguyên dưỡng
- Nhân tố sinh trưởng là chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng của vi sinh vật, với một lượng nhỏ nhưng chúng không tự tổng hợp được   
- Vi sinh vật khuyết dưỡng: là vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng
- Vi sinh vật nguyên dưỡng: là vi sinh vật tự tổng hợp được các chất.

6. Cấu trúc của các loại virut (đặc điểm , virut điển hình của các dạng cấu trúc xoắn, cấu trúc khối, cấu trúc hỗn hợp )
- Đặc điểm cơ bản của virut:+ Kích thước siêu nhỏ, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi điện tử.
+ Cấu tạo rất đơn giản, chỉ chứa một loại axit nuclêic là ADN hay ARN.
+  Kí sinh nội bào bắt buộc.
- Các virut điển hình:  + Cấu trúc xoắn : virut khảm thuốc lá , virut bệnh dại, virut cúm, sởi..
                                        + cấu trúc khối : virut bại liệt….
                                        + cấu trúc hỗn hợp: phago…

7. sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
a. Chu trình nhân lên của virut
Giai đoạn Diễn biến
Hấp thụ Gai glicôprôtêin của virut đặc hiệu với thụ thể bề mặt tế bào và virut bám vào tế bào.
Xâm nhập - Đối với virut động vật: virut đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic.
- Đối với phagơ: enzim lizôzim phá huỷ thành tế bào để bơm axit nuclêic vào, vỏ nằm bên ngoài.
Sinh tổng hợp - Virut sử dụng nguyên liệu và enzim của tế bào chủ để tổng hợp axit nuclêic và các loại prôtêin cho mình.
- Một số virut có enzim riêng tham gia vào quá trình tổng hợp.
Lắp ráp Vỏ capsit bao lấy lõi ADN, lắp ráp thành virut hoàn chỉnh
Phóng thích - Virut phá vỡ tế bào vật chủ để ồ ạt chui ra ngoài.
- Khi virut nhân lên nhưng không làm tan tế bào gọi là chu trình tiềm tan
- Khi virut nhân lên làm tan tế bào gọi là chu trình sinh tan.

b. Các loại tế bào mà HIV sẽ tấn công sau khi xâm nhập vào cơ thể người
Sau khi xâm nhập cơ thể, HIV tấn công ngay vào các bạch cầu, nhất là lympho bào T-CD4. HIV sử dụng chính chất liệu di truyền của các tế bào bạch cầu này để nhân lên, để sinh sôi nảy nở.

8. Bệnh truyền nhiễm và các bệnh miễn dịch
a. Một số tác nhân gây bệnh của một số bệnh truyền nhiễm:
-   Do vi khuẩn, virut, vi nấm, động vật nguyên sinh…..
b. Các phương thức lây truyền của bệnh truyền nhiễm
- Truyền ngang
      + Qua đường hô hấp: sol khí bắn ra hoặc do hắt hơi.
      + Qua đường tiêu hóa: vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.
      + Qua tiếp xúc trực tiếp: qua vết thương, quan hệ tình dục, qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt…
       + Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt.
- Truyền dọc
       + Là phương thức truyền từ mẹ sang con qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hay qua sữa mẹ.
c. Khái niệm về dịch tế bào, miễn dịch thể dịch, miễn dịch không đặc hiệu
- Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Miễn dịch dịch thể là phương thức miễn dịch đặc hiệu thể hiện bằng việc sản xuất các kháng thể có khả năng chống lại các vi sinh vật và tế bào lạ từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.
- Miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.

B. TỰ LUẬN
1. Sinh trưởng của VSV
* Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục
- Môi trường nuôi cấy không liên tục là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hoá vật chất.
- Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm 4 pha:
+ Pha tiềm phát (pha lag) : quần thể thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
+ Pha luỹ thừa (pha log) : quần thể sinh trưởng với tốc độ cực đại và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh do số tế bào sinh ra cao gấp nhiều lần so với số tế bào chết đi.
+ Pha cân bằng : số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian do số tế bào sinh ra tương đương với số tế bào chết đi.
+ Pha suy vong : số lượng tế bào trong quần thể giảm dần do số tế bào sinh ra ít hơn số tế bào bị huỷ hoại, chất dinh dưỡng dần cạn kiệt và chất độc hại tích luỹ ngày càng nhiều.

2. Cấu trúc của các loại virut
* Cấu tạo của virut
-  Gồm có 2 thành phần cơ bản là lõi axit nuclêic (ADN hoặc ARN với đơn phân là nuclêôtit) và vỏ prôtêin (gọi là vỏ capsit với đơn vị cấu thành là capsôme).
-  Phức hợp gồm axit nuclêic và prôtêin được gọi là nuclêôcapsit.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây