ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN SINH 11
1. Các con đường xâm nhập của nước và ion khoáng vào rễ cây? ( 2TN+1TL)
-Con đường gian bào: Đất → mạch gỗ → các gian bào ( hoặc không gian bó sợi xenlulôzơ) → đai Caspari chặn lại → trung trụ
-Con đường tế bào chất: Đất → mạch gỗ → tế bào chất
2. Cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây? ( 1TN)
Hấp thụ nước: hấp thụ thụ động ( nước đi từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp)
Hấp thụ ion khoáng : + Cơ chế thụ động
+ Cơ chế chủ động
3. Quá trình trao đổi nước và muối khoáng? (1TL) Vận dụng cao
a. Buổi trưa khi trời nắng gắt tại sao cây không bị chết bởi nhiệt độ cao?
- Buổi trưa nhiệt độ và ánh sáng mạnh, cây tăng cường thoát hơi nước
b. Vì sao cây trên cạn nếu bị ngập úng lâu ngày sẽ bị chết ?
- Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng thì rễ cây sẽ rơi vào trạng thái thiếu ôxi. Lúc này, quá trình hô hấp ở rễ bị ngừng trệ đồng thời các chất độc hại dần tích luỹ trong rễ gây huỷ hoại lông hút – bộ phận chuyên hoá với chức năng hút nước và muối khoáng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cây không hấp thụ được nước, sự cân bằng nước trong cây bị phá huỷ và nếu kéo dài, cây sẽ chết.
4. Dòng mạch gỗ và dòng mạch rây? ( 1TL)
|
DÒNG MẠCH GỖ |
DÒNG MẠCH RÂY |
CẤU TẠO |
Gồm các tế bào chết. Tế bào mạch gỗ gồm quản bào và mạch ống. |
Gồm các tế bào sống gồm ống rây và tế bào kèm. |
THÀNH PHẦN |
Chủ yếu Nước, các ion khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ. |
Chủ yếu là saccarôzơ, các axit amin, vitamin, hoocmôn thực vật và các chất hữu cơ khác đến nơi sử dụng và đến nơi dự trữ. |
ĐỘNG LỰC |
- Lực đẩy( Áp suất rễ).
- Lực hút do thoát hơi nước ở lá (động lực đầu trên).
- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. |
- Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và các cơ quan chứa (rễ, củ, quả…)
|
5. Các con đường thoát hơi nước ở thực vật? (1TN)
Có 2 con đường thoát hơi nước:
- Qua khí khổng: là con đường thoát hơi nước chủ yếu của lá, hơi nước thoát ra số lượng nhiều
- Cấu tạo khí khổng gồm 2 Tb hạt đậu ghép lại với nhau → lỗ khí → khí khổng
- Cơ chế đóng mô:
+ Khi tế bào hạt đậu mất nước →khí khổng đóng
+ Khi tế bào hạt đậu no nước → khí khổng mở
- Qua cutin: lớp cutin càng mỏng, thoát hơi nước càng mạnh và ngược lại.
6. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước? ( 1 TN)
- Nước: điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng nhiều đến sự thoát hơi nước thông qua việc điều tiết độ mở của khí khổng.
- Ánh sáng: khí khổng mở khi cây được chiếu sáng. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối. Ban đêm khí khổng vẫn hé mở.
- Nhiệt độ, một số ion khoáng: cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do ảnh hưởng đến tốc độ thoát hơi của các phân tử nước.
7. Tưới tiêu nước hợp lí cho cây trồng? ( 1TN)
-Cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây trồng: Dựa vào sự cân bằng nước của cây trồng (tương quan giữa sự hấp thụ và quá trình thoát hơi nước). Nếu trạng thái cân bằng nước âm thì phải tưới nước cho cây.
- Tưới nước hợp lí cho cây:
+ Xác định được khi nào cần tưới nước (dựa vào chỉ tiêu sinh lí về nước).
+ Xác định được lượng nước tưới (dựa vào nhu cầu nước của cây và tính chất lí hóa của đất).
+ Xác định được cách tưới phù hợp với từng nhóm cây.
8. Nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng? ( 1TN)
-Nguyên tố đại lượng: N, P, K, Ca, Mg, S
-Nguyên tố vi lượng: Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni
9.Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây? ( 1TN)
Các nguyên tố đại lượng |
Dạng mà cây hấp thụ |
Vai trò trong cơ thể thực vật |
Nito |
NH4+ và NO3- |
Thành phần của protein, axit nucleic |
Photpho |
H2PO4-, PO4- |
Thành phần của axit nucleic, ATP, coenzim |
Kali |
K+ |
Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng |
Canxi |
Ca2+ |
Thành phần của thành tế bà và màng tế bào, hoạt hóa enzim |
Magie |
Mg2+ |
Thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim |
Lưu huỳnh |
SO42+ |
Thành phần của protein |
Các nguyên tố vi lượng |
Dạng mà cây hấp thụ |
Vai trò trong cơ thể thực vật |
Sắt |
Fe2+, Fe3+ |
Thành phần của xitocrom, tổng hợp diệp lục, hoạt hóa enzim |
Mangan |
Mn2+ |
hoạt hóa nhiều enzim |
Bo |
B4O72- |
Liên quan đến haotj động của mô phân sinh |
Clo |
Cl- |
Quang phân li nước và cân bằng ion |
Kẽm |
Zn2+ |
Liên quan đến quang phân li nước và hoạt hóa enzim |
Đồng |
Cu2+ |
Hoạt hóa enzim |
Molipden |
MoO42+ |
Cần cho sự trao đổi nito |
Niken |
Ni2+ |
Thành phần của enzim ureaza |
10.Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây? ( 1TN)
-Tự nhiên: đất, xác động vật, thực vật, phù sa
-Nhân tạo: phân bón
11.Dạng nitơ mà cây hấp thụ được? Vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ? (2TN)
a. Dạng nitơ mà cây hấp thụ được: NH4+, NO3+
b. Vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ:
- Vai trò sinh lí: Nitơ có vai trò quan trọng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây.
- Vai trò cấu trúc : Nitơ tham gia cấu tạo nên các phân tử prôtêin, enzim, côenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP,…
- Vai trò điều tiết: nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất, trạng thái ngậm nước của tế bào chất. Do đó, nitơ có ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của tế bào.
12.Sơ đồ quá trình chuyển hóa nitơ trong đất? (1TN)
-Quá trình nitrat hóa: NH4+ → NO2- → NO3
-Phản nitrat: NO3- → N2
+ Hạn chế quá trình phản nitrat xảy ra
+ Điều kiện: VSV yếu khí
+ Biện pháp hạn chế: xới xáo, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí
13. Bón phân hợp lí cho cây trồng? (2TN)
* Bón phân hợp lí cho cây trồng:
- Bón phân hợp lí là bón đúng nhu cầu của cây theo đặc điểm di truyền của giống, loài cây; theo pha sinh trưởng và phát triển; theo đặc điếm lí, hóa tính của đất và theo điều kiện thời tiết. Phân bón phải đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng.
- Tác dụng của bón phân hợp lí: tăng năng suất cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường
14.Hệ sắc tố quang hợp? (1TN)
- Lục lạp chứa hệ sắc tố quang hợp gồm diệp lục (a và b) và carôtenôit (carôten và xantôphyl) phân bố trong màng tilacôit.
- Các sắc tố này hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng theo sơ đồ:
Carôtenôit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng
- Sau đó, năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng hóa học trong ATP và NADPH.
15. Vai trò của quá trình quang hợp? (1TL)
- Cung cấp thức ăn, năng lượng để suy trì sự sống của sinh giới
- Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và thuốc chữa bệnh cho con người
- Điều hòa thành phần khí trong sinh quyển
16. Giải thích một số hiện tượng liên quan tới quang hợp? (1TN)