© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra 1 tiết môn sinh 9 học kì 2 (Đề số 10)

Thứ sáu - 02/04/2021 19:47
Đề kiểm tra 1 tiết môn sinh 9 học kì 2 (Đề số 10), có hướng dẫn trả lời.
Câu 1. Nêu các nguồn tài nguyên tái sinh và vai trò của mỗi nguồn tài nguyên đó đối với tự nhiên và con người?                                                                                                                                                                                                                                                                 
Trả lời:

Các nguồn tài nguyên tái sinh bao gồm: đất, nước, rừng và tài nguyên sinh vật.
 
a. Vai trò của tài nguyên đất:
 
Đất là nơi sản xuất ra lương thực, thực phẩm cho con người và gia súc; là nơi xây nhà, các khu công nghiệp, làm đường giao thông...
 
Đất con là nơi cung cấp lượng nước ngầm rất quan trọng cho đời sống con người.
 
b. Vai trò của tài nguyên nước:
 
Nước có vai trò rất lớn đối với tự nhiên và con người. Nước là môi trường sống và là nơi sinh sản chủ yếu của các loài thuỷ, hải sản. Nước còn là nguyên liệu để cây tổng hợp chất hữu cơ và là thành phần không thể thiếu trong tế bào của mọi cơ thể sống.
 
c. Vai trò của tài nguyên rừng:
 
Rừng không những là nơi cung cấp nhiều loại lâm sản quý như: gỗ, củi, thuốc nhuộm, thuốc chữa bệnh..., mà còn giữ vai trò rất quan trọng điều hoà khí hậu, góp phần ngăn chặn lũ lụt, xói mòn đất. Rừng là nơi ở và nơi sinh sản của các loài động vật và vi sinh vật. Sinh vật rừng là nguồn gen quý giá, góp phần quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái của trái đất.
 
d. Vai trò của tài nguyên sinh vật:
 
Sinh vật phân bố ở nhiều môi trường sống khác nhau có ý nghĩa rất lớn đôi với con người về mặt thực phẩm, dược phẩm, kinh tế...
 
Các loài sinh vật đa dạng quan hệ với nhau trong quần xã và hệ sinh thái tạo nên sự cân bằng sinh học có ý nghĩa rất lớn đối với tự nhiên và đời sống sinh vật, trong đó có con người.
 
Câu 2. Nêu khái niệm và ví dụ về không chế sinh học. Nguyên nhân và ý nghĩa của hiện tượng không chế sinh học là gì?
 
Trả lời:
 
1. Khái niệm hiện tượng khống chế sinh học:
 
Hiện tượng khống chế sinh học là hiện tượng tăng số lượng cá thể loài này sẽ kiềm hãm sự phát triển số lượng cá thể của loài kia.
 
Thí dụ: Khi gặp điều kiện thuận lợi (thời tiết ấm áp, độ ẩm cao, cây cối xanh tốt...) sâu bọ phát triển mạnh. Sự gia tăng số lượng sâu bọ dẫn đến lượng chim ăn sâu bọ cũng tăng theo. Khi số lượng chim ăn sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu bọ dẫn đến số lượng sâu bọ giảm nhanh.
 
2. Nguyên nhân và ý nghĩa của hiện tượng khống chế sinh học:
 
a. Nguyên nhân của khống chế sinh học:
 
Là do trong quần xã sinh vật, giữa các loài hình thành mối quan hệ về mặt dinh dưỡng: Loài này sử dụng loài khác làm thức ăn và lại bị loài khác nữa ăn. Cứ như vậy, chúng tạo ra mối quan hệ không chế số lượng lẫn nhau.
 
b. Ý nghĩa của hiện tượng khống chế sinh học:
 
Sự khống chế sinh học làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể dao động trong một thể cân bằng, từ đó toàn bộ quần xã cũng dao động trong thế cân bằng, tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
 
Câu 3. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3,... để hoàn chỉnh các câu sau:
 
Có nhiều biện pháp ...(1)... như các biện pháp xử lí ...(2)... công nghiệp và chất thải sinh hoạt, cải tiến ...(3)... để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm, sử dụng nhiều loại ...(4)... không gây ô nhiễm như năng lượng gió, năng lượng mặt trời... xây dựng nhiều công viên ...(5)... để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu... cần tăng cường công tác ...(6)... và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mỗi người về phòng chống ...(7)...
 
Trả lời:
 
1. Chống ô nhiễm;
3. Công nghệ;
5. Trồng cây xanh;
7. Ô nhiễm;
2. Chất thải ;
4. Năng lượng ;
6. Tuyên truyền ;
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây