© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra 1 tiết môn sinh 9 học kì 2 (Đề số 4)

Thứ sáu - 02/04/2021 19:47
Đề kiểm tra 1 tiết môn sinh 9 học kì 2 (Đề số 4), có hướng dẫn trả lời
Câu 1. Bệnh Đao là gì? Giải thích cơ chế sinh trẻ bệnh Đao.
 
Trả lời:
 
- Khái niệm bệnh Đao: Bệnh Đao là hội chứng bệnh do đột biến dị bội. Đây là những người thể 3 nhiễm, thừa 1 NST số 21; trong tế bào sinh dưỡng có 3 NST số 21, tức thuộc dạng 2n + 1 = 46 + 1 = 47 NST.
 
- Cơ chế sinh trẻ bệnh Đao: Trong giảm phân tạo giao tử, cặp NST số 21 trong tế bào sinh giao tử của bố (hoặc mẹ) không phân li, dẫn đến tạo ra 2 loại giao tử : Loại giao tử chứa 2 NST số 21 và loại giao tử không chứa NST số 21.
 
Giao tử chứa 2 NST số 21. kết hợp với giao tử bình thường chứa 1 NST số 21 tạo hợp tử chứa 3 NST số 21 và bị bệnh Đao.
 
Câu 2. Lai gần là gì? Hãy cho thí dụ về lai gần ở thực vật và động vật. Hậu quả của lai gần về mặt di truyền và về năng suất.
 
Trả lời:
 
1. Khái niệm và thí dụ về lai gần ở thực vật và động vật
 
a. Khái niệm về lai gần: Lai gần là lai các cá thể có họ hàng thân thuộc với nhau và thường mang kiểu gen giống nhau.
 
b. Thí dụ lai gần ở thực vật và động vật
 
- Lai gần ở thực vật là sự tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn hoa đực và hoa cái ở mỗi cây tự thụ phấn với nhau.
 
- Lai gần ở động vật là giao phối cận huyết, là cho giao phối giữa các cá thể có cùng bố mẹ hoặc giao phôi giữa con cái và bố hoặc mẹ của chúng.
 
2. Hậu quả của lai gần về mặt di truyền và về năng suất sản xuất:
 
a. Hậu quả của lai gần về mặt di truyền: Là làm cho các thế hệ sau tăng dần tỉ lệ của các thể đồng hợp và giảm dần tỉ lệ của các thể dị hợp.
 
b. Hậu quả của lai gần về năng suất trong sản xuất:

Lai gần dẫn đến năng suất sản xuất giảm sút do có hiện tượng giống bị thoái hóa.

- Ở cây trồng: Các cá thể có sức sống kém dần, biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao của cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết. Ở nhiều loài biểu hiện những đặc điểm có hại như: bạch tạng, thân lùn, khả năng chống chịu yếu, ở bắp bị ít hạt và dị dạng.
 
- Ở vật nuôi: Giao phối cận huyết thường gây ra hiện tượng thoái hóa như: sinh trưởng và phát triển yếu, sức đẻ giảm, xuất hiện quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.
 
Câu 3. Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3,... để hoàn chỉnh các câu sau:
 
Nhân tố ...(1)... là tất cả những nhân tố của môi trường ...(2)... tới sinh vật. Các nhân tố sinh thái được chia thành ...(3)... nhóm các nhân tố sinh thái ...(4)... và nhóm các nhân tố sinh thái sống. Nhóm nhân tố sinh thái sống bao gồm ...(5)... con người và nhân tố sinh thái ...(6)... khác.
 
Trả lời:
 
1. Sinh thái ; 2. tác động ;
3. Hai nhóm ; 4. Không sông ;
5. Nhân tố sinh thái ; 6. Các sinh vật
 
Câu 4. Giả sử một quần xã sinh vật gồm các loại sinh vật sau: cỏ, bò, nai, sâu hại thực vật, hổ, vi sinh vật, chim ăn sâu. Hãy xây dựng chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã trên.
 
Hướng dẫn:
 
Có các chuỗi thức ăn sau:

a. Cỏ => bò => vi sinh vật
b. Cỏ => bò => hổ => vi sinh vật
c. Cỏ => nai => vi sinh vật
d. Cỏ => nai => hổ => vi sinh vật
e. Cỏ => sâu hại  => vi sinh vật
f. Cỏ => sâu hại => chim ăn sâu => vi sinh vật
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây