© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra 1 tiết môn sinh 9 học kì 2 (Đề số 6)

Thứ sáu - 02/04/2021 19:47
Đề kiểm tra 1 tiết môn sinh 9 học kì 2 (Đề số 6), có hướng dẫn trả lời.
Câu 1. Ưu thế lai là gì? Giải thích nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai.
 
Trả lời:
 
- Ưu thế lai là:
 
Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn bố mẹ chúng, thể hiện ở các đặc điểm như: sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường; các tính trạng hình thài và năng suất đều cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội của hai bố mẹ.
 
Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
 
- Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai:
 
Về phương diện di truyền, người ta cho rằng các tính trạng về số lượng (các chỉ tiêu về hình thái, năng suất...) do nhiều gen trội quy định. Ở hai dạng bố mẹ thuần chủng, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu lộ một số đặc điểm xấu. Khi lai giữa chúng với nhau, con lai F1 đều ở trạng thái dị hợp về các cặp gen và khi ấy, chỉ có gen trội có lợi mới biểu hiện kiểu hình ở F1.
 
Thí dụ: Một dòng mang 2 gen trội lai với một dòng mang 1 gen trội có lợi, con lai sẽ mang 3 gen trội có lợi.
 
P: AabbCC X aaBBcc => F1 : AaBbCc
 
Từ thế hệ F2 trở đi, tỉ lệ dị hợp giảm dần nên ưu thế lai cũng giảm dần.
 
Câu 2. Hãy chứng minh nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng đến các đặc điểm hình thái và sinh lí của cơ thể sinh vật?
 
Trả lời:
 
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đặc điểm hình thái cơ thể động vật: Động vật sống ở vùng lạnh và vùng nóng có nhiều đặc điểm hình thái khác nhau như:
 
- Ở thú có lông (hươu, gấu, cừu...) sống ở vùng lạnh có lông dày và dài hơn lông cũng của loài đó nhưng sống ở vùng nóng.
 
- Ở chim, thú, so sánh kích thước cơ thể của các cá thể cùng loài (hoặc loài gần nhau) phân bố rộng ở bắc và nam bán cầu, thì cá thể sống ở nơi nhiệt độ thấp có kích thước cơ thể lớn hơn cá thể sống nơi nhiệt độ ấm áp. Chẳng hạn, gấu ở miền bắc cực có kích thước rất to lớn, hơn hẳn gấu ở vùng nhiệt đới.
 
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh lí cơ thể động vật:
 
Nhiều loài động vật có tập tính lẩn tránh nơi có nhiệt độ nóng quá hoặc lạnh quá bằng cách chui vào hang để ngủ hè hoặc ngủ đông. Đây cũng là biện pháp nhằm giảm bớt sự oxi hoá các chất của cơ thể chúng nhằm tiết kiệm năng lượng trong điều kiện môi trường khắc nghiệt khó tìm thức ăn.
 
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đặc điểm hình thái và sinh lí của cơ thể thực vật
 
a. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đặc điểm hình thái cơ thể thực vật:
 
- Cây sống ở vùng nhiệt đới, trên bề mặt có tầng citin dày để hạn chế thoát hơi nước.

- Cây sống ở vùng ôn đới, vào mùa đông, chồi cây có vảy bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày để tạo lớp cách nhiệt, bảo vệ cây.
 
b. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh lí cơ thể thực vật:
 
- Cây ở vùng nhiệt đới, khi trời nóng, quá trình thoát hơi nước giảm để tránh bị héo khô.
 
- Cây ở vùng ôn đới, về mùa lạnh, thường rụng nhiều lá, có tác dụng giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm thoát hơi nước để giữ .nhiệt độ cho cây.
 
Câu 3.Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trông thay cho các số 1, 2, 3,... để hoàn chỉnh các câu sau:
 
Quần xã có các tính chất ...(1)... về số lượng ...(2)... các loài sinh vật. Số lượng các loài được đánh giá qua những chỉ số về ...(3)... độ nhiễu, độ thường gặp ... của loài trong quần xã. Thành phần ...(4)... được thể hiện qua chỉ sô” xác định ...(5)... loài đặc trưng ...
 
Trả lời:
 
1. Cơ bản;
3. Độ đa dạng;
5. Loài ưu thế;
2. Thành phần ;
4. Các loài sinh vật ;
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây