© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra 1 tiết môn sinh 9 học kì 2 (Đề số 9)

Thứ sáu - 02/04/2021 19:47
Đề kiểm tra 1 tiết môn sinh 9 học kì 2 (Đề số 9), có hướng dẫn trả lời.
Câu 1. Trạng thái cân bằng của quần thể là gì? Nêu thí dụ.
 
Trả lời:
 
- Khái niệm trạng thái cân bằng của quần thể:
 
Trạng thái cân bằng là một hiện tượng tự nhiên của quần thể.
 
Mỗi quần thể sống trong một môi trường xác định đều có xu hướng tự đều chỉnh số lượng cá thể ở một trạng thái ổn định, gọi là trạng thái cân bằng của quần thể.

- Thí dụ chứng minh trạng cân bằng của quần thể:
 
Ở quần thể thỏ ăn thực vật, do nguồn thức ăn tăng phong phú, quần thể thỏ cũng có số lượng tăng lên. Tuy nhiên, sau một thời gian, nguồn cây xanh giảm xuống làm cho nơi đẻ và nơi ở không đủ, dẫn đến hiện tượng thỏ thiếu thức ăn và số lượng thỏ giảm trở về trạng thái ban đầu.
 
Câu 2. Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
 
Trả lời:
 
1. Ô nhiễm môi trường là:
 
Ô nhiễm môi trường là làm bẩn môi trường tự nhiên, đồng thời làm thay đổi các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường, gây tác hại đến đời sống của con người và các sinh vật khác.
 
2. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường:
 
a. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt: Chủ yếu là do quá trình đốt cháy nhiên liệu: gỗ, củi, than đá, dầu mỏ, khí đốt... trong nhà máy và sinh hoạt gia đình.
 
b. Ô nhiễm do hoá chất hảo vệ thực vật và chất độc hoá học: Con người lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trên đồng ruộng thuốc diệt nấm gây bệnh, đã ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái. 
 
c. Ô nhiễm các chất phóng xạ: Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ các chất thải của công trường khai thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử... và qua những vụ thử vũ khí hạt nhân.
 
d. Ô nhiễm do các chất thải rắn: Chất thải rắn được thải ra qua quá trình sản xuất và sinh hoạt: chất thải từ hoạt động xây dựng gồm có: đất, đá, vôi, cát..., từ hoạt động y tế (bông băng bẩn, kim tiêm...) và sinh hoạt gia đình như: (túi ni lon, thức ăn thừa), rác hữu cơ.
 
e. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh: Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu là do các chất thải như: phân, rác, nước và rác thải từ các bệnh viện... không được thu gom và xử lí đúng cách đã tạo môi trường cho nhiều sinh vật gây hại cho người và động vật phát triển.
 
Câu 3. Chọn các cụm từ: chống ô nhiễm, diệt cỏ, phát triển, không đúng cách, sinh vật gây bệnh, hệ sinh thái, điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3,... để hoàn chỉnh các câu sau:

Các loại thuốc trừ sâu, thuốc...(1)..., diệt nấm... dùng trong nông nghiệp, khi sử dụng...(2)... và dùng quá liều sẽ có tác dụng bất lợi tới toàn bộ...(3).. và ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
 
Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loài...(4)... cho người và động vật...(5)... mỗi người chúng ta cần phải tích cực...(6)... môi trường để phòng bệnh.
 
Trả lời:
 
1. Diệt cỏ;
3. Hệ sinh thái;
5. Phát triển;
2. Không đúng cách ;
4. Sinh vật gây bệnh ;
6. Chống ô nhiễm
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây