© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra tự luận Sinh học 7, (Đề 24)

Thứ ba - 25/07/2017 00:10
Câu 1. Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của thú móng guốc. Phân biệt thú guốc chẵn và thú guốc lẻ?
Câu 2. Hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật và phân biệt các hình thức sinh sản đó?
Câu 3. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?

Câu 1. Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của thú móng guốc. Phân biệt thú guốc chẵn và thú guốc lẻ?
Câu 2. Hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật và phân biệt các hình thức sinh sản đó?
Câu 3. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay?


HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1. Đặc điểm đặc trưng của thú Móng guốc:

Có số lượng ngón chân tiêu giam, đốt cuối của mỗi ngón có sừng bao bọc gọi là guốc, di chuyển nhanh nhờ chân cao, trục ông chân, cố chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng và chỉ có những đốt cuối của ngón chân có guốc mới chạm đất làm diện tích tiếp xúc với đất hẹp.

- Gồm 3 bộ:

+ Bộ guốc chẵn, đại diện: lợn, bò, hươu.

+ Bộ guốc lẻ, đại diện: tê giác, ngựa.

+ Bộ voi, đại diện: voi.

* Phân biệt thú guốc chẵn và thú guốc lẻ

- Thú guốc chẵn: có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, đa số sống theo đàn, có loài ăn tạp (lợn), ăn thực vật, nhiều loài nhai lại.

- Thú guốc lẻ: có 1 ngón chân giữa phát triển hơn cả, ăn thực vật, không nhai lại, không có sừng, sống đàn (ngựa), có sừng, sống đơn độc (tê giác).

Câu 2. Các hình thức sinh sản ở động vật là: hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính.

- Sinh sản vô tính: không có tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợp với nhau. Sinh sản vô tính có hai hình thức chính là: sự phân đôi cơ thể và mọc chồi.

- Sinh sản hữu tính: có tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợp với nhau tạo trứng thụ tinh rồi phát triển thành phôi.

+ Có trường hợp: thụ tinh trong, thụ tinh ngoài

+ Có trường hợp:
* Đẻ trứng
* Noãn thai sinh phôi phát triển trực tiếp, không nhau thai;
* Thai sinh: đẻ con, phôi phát triển trực tiếp, có nhau thai

Câu 3. Những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay:

Thân hình thoi, được phủ bằng lông vũ nhẹ xốp; hàm không ràng, mỏ có sừng bao bọc, chi trước biến thành cánh; chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có vuốt, 3 ngón trước, 1 ngón sau. Tuyến phao câu tuyết dịch nhờn. Chim bồ câu có kiểu bay vỗ cánh.

© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây