© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập SGK Sinh học 12 - Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Thứ sáu - 07/09/2018 22:18
Giải bài tập SGK Sinh học 12 - Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI:
Câu 1: 
Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính của sinh vật có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi và bảo vệ môi trường?
Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi gia súc, bảo vệ môi trường. Trong chăn nuôi, người ta có thể tính toán một tỉ lệ các con đực và cái phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế. Ví dụ, với các đàn gà, hươu, nai,… người ta có thể khai thác bớt một số lượng lớn các cá thể đực mà vẫn duy trì được sự phát triển của đàn


Câu 2: Quần thể được phân chia thành các nhóm tuổi khác nhau như thế nào? Nhóm tuổi của quần thể có thay đổi không và phụ thuộc vào những nhân tố nào?

  Các cá thể trong quần thể được phân chia thành các nhóm tuổi: nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi sau sinh sản. Ngoài ra, người ta còn phân chia cấu trúc tuổi thành tuổi sinh lí, tuổi sinh thái và tuổi quần thể.

  Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng, nhưng cấu trúc đó cũng luôn thay đổi phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.

Câu 3: Hãy nêu các kiểu phân bố của quần thể trong không gian, ý nghĩa sinh thái của các kiểu phân bố đó. Lấy ví dụ minh hoạ.

- Các kiểu phân bố của quần thể trong không gian: theo nhóm, đồng đều hoặc ngẫu nhiên.

    - Ý nghĩa sinh thái:

      + Phân bố theo nhóm: các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện của môi trường. Ví dụ: đàn trâu rừng, bụi cây mọc ở sa mạc…

      + Phân bố đồng đều: làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Ví dụ: chim hải âu làm tổ, cây thong trong rừng thông…
     + Phân bố ngẫu nhiên: sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. Ví dụ: các loài cây gỗ sống trong rừng mưa nhiệt đới…

      - Khi nguồn sống từ môi trường suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hoặc dịch bệnh… các cá thể non và già bị chết nhiều hơn cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình.

      - Trong điều kiện thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú, các con non lớn lên nhanh chóng, sinh sản tăng, từ đó kích thích quần thể tăng lên.

  Ngoài ra, nhóm tuổi của quần thể thay đổi còn có thể phụ thuộc vào một số yếu tố khác nhau như mùa sinh sản, tập tính di cư…

Câu 4: Thế nào là mật độ cá thể của quần thể ? Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới các đặc điểm sinh thái khác của quần thể như thế nào?

    - Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích. Ví dụ, mật độ cây thông là 1000 cây/ ha diện tích đồi, mật độ sâu ra là 2 con/m2 ruộng rau… Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hay điều kiện của môi trường.

      - Mật độ là đặc trưng cơ bản của quần thể có ảnh hưởng tới nhiều yếu tố khác nhau như mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. Khi mật độ quá cao, các cá thể sẽ cạnh tranh thức ăn, nơi ở… dẫn tới tỉ lệ tử vong cao. Khi mật độ giảm, thức ăn dồi dào, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ nhau.

Câu 5: Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?

  a) Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.

    b) Các cá thể tận dụng được nhiều nguồn sống từ môi trường.

    c) Giảm sự canh trạnh gay gắt giữa các cá thể.

    d) Các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành nguồn sống.

    Đáp án: c.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây