© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập SGK Sinh học 9, bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người

Thứ tư - 11/04/2018 23:53
Giải bài tập SGK Sinh học 9, bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
 
1. Các đột biến NST và đột biến gen gây ra các bệnh di truyền nguy hiểm và các dị tật bẩm sinh ở người. Người ta có thể nhận biết các bệnh nhân Đao, Tơcnơ qua hình thái các dị tật bẩm sinh như mất sọ não, khe hở môi và hàm, bàn tay và bàn chân dị dạng cũng khá phổ biến ở người.
 
2. Các bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh ở người do các tác nhân lí, hóa trong tự nhiên do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất nội bào.
 
II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
 
A. Phần tìm hiểu và thảo luận
 
+ Quan sát hình 29.1, hãy cho biết:
 
+ Bộ NST của bệnh nhân Đao khác với bộ NST của người bình thường về số lượng ở cặp NST nào?
 
Bộ NST của bệnh nhân Đao khác với bộ NST của người bình thường về số lượng ở cặp NST thứ 21.
 
+ Bề ngoài, em có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua hình thái: bé lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn.
 
+ Quan sát hình 29.2, hãy cho biết:
+ Bộ NST của bệnh nhân Tơcnơ khác với bộ NST của người bình thường với số lượng ở cặp NST nào?
 
Bộ NST của bệnh nhân Tơcnơ khác với bộ NST của người bình thường. Vì số lượng ở cặp NST giới tính (chỉ có 1 NST X).
 
+ Bề ngoài, em có thể nhận biết bệnh nhân Tơcnơ qua những đặc điểm nào?
 
Bề ngoài, em có thể nhận biết bệnh nhân Tơcnơ qua hình thái: lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.
 
B. Câu hỏi và bài tập
 
1. Có thể nhận biết bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái nào?
 
Có thể nhận biết bệnh nhân Đao qua các dấu hiệu bề ngoài như bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn.
 
Có thể nhận biết bệnh nhân Tơcnơ qua các dấu hiệu bề ngoài như: bệnh nhân là nữ, dáng lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển.
 
2. Nêu các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay ở người?
 
Bệnh bạch tạng: có da và tóc màu trắng, mắt hồng do đột biến gen lặn gây ra.
 
Bệnh câm điếc bẩm sinh do một đột biến gen lặn khác gây ra (do cha mẹ bị nhiễm chất phóng xạ, chất độc hóa học).
 
Tật 6 ngón tay ở người do đột biến gen trội gây ra.

7. Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật bệnh di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật bệnh đó?
 
Các bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh ở người do các tác nhân lí hóa trong tự nhiên, do ô nhiễm mỏi trường (đặc biệt là chất độc hóa học rãi trong chiến tranh, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ sử dụng quá mức), do rối loại trao đổi chất nội bào.

Có thể hạn chế sự phát sinh các bệnh, tật di truyền bằng các biện pháp:

+ Hạn chế sự gia tăng hoặc ngăn ngừa các hoạt động gây ra ở nhiều môi trường.

+ Sử dụng hợp lí và có biện pháp đề phòng khi sử dụng thuốc trừ sâu thuốc diệt cỏ vì một số chất độc có khả năng gây ra biến đổi cấu trúc NST hoặc đột biến gen.
 
- Trường hợp đã mắc một số dị tật di truyền nguy hiểm thì không kết hôn hoặc không nên sinh con. Trường hợp gia đình nhà chồng đã có người mang tật đó, người phụ nữ đã mang tật không nên sinh con.
 
III. CÂU HỎI BỔ SUNG
 
Em hãy kể thêm vài bệnh tật di truyền ở người?
 
Gợi ý trả lời:
 
Bệnh máu khó đông, bệnh mù màu
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây