© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập SGK Sinh học 9, bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống.

Thứ sáu - 13/04/2018 00:39
Giải bài tập SGK Sinh học 9, bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
 
1. Các tia phóng xạ và các hóa chất gây đột biến đều có thể gây ra đột biến gen và đột biến cấu trúc NST nhưng các tác nhân hóa học hứa hẹn nhiều khả năng điều khiến hướng đột biến.
 
2. Các đột biến nhân tạo được sử dụng làm nguyên liệu chọn giống, áp dụng chủ yếu đối với 17 sinh vật và cây trồng.
 
Trong chọn giống cây trồng, người ta sử dụng trực tiếp các thể đột biến để nhân lên hoặc sử dụng trong các tổ hợp lại kết hợp chọn lọc để tạo ra giống mới.
 
II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
 
A. Phần tìm hiểu và thảo luận
 
+ Hãy cho biết:
 
Tại sao các tia phóng xạ có khả năng gây đột biến?
 
Các tia phóng xạ như: Tia X, lia gamma, tia anpha, tia bêta... khi xuyên qua các mô, chúng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên ADN trong tế bào, gây ra đột biến gen hoặc làm chấn thương NST gây ra đột biến NST.
 
Người ta sử dụng tia phóng xạ để gây đột biến ở thực vật theo những cách nào?
 
Trong chọn giống thực vật, người ta dã chiếu xạ với cường độ và liều lượng thích hợp vào hạt nảy mầm hoặc đỉnh sinh trưởng của thân, cành hoặc hạt phấn, bầu nhụy. Gần dây, người ta còn chiếu xạ vào mô thực vật nuôi cây.
 
- Tại sao tia tử ngoại chủ yếu dùng để xử lí các đối tượng có kích thước bé?
 
Tia tử ngoại không có khả năng xuyên sâu như tia phóng xạ nên chỉ dùng để xử lí các đối tượng có kích thước bé như: vi sinh vật, bào tử và hạt phấn, chủ yếu dùng để gây các đột biến gen.

Sốc nhiệt là gì? Tại sao sốc nhiệt cùng có khả năng gây đột biến? Sốc nhiệt chủ yểu gây ra loại đột biến nào?
 
+ Sốc nhiệt là sự tăng giảm nhiệt độ môi trường một cách đột ngột.
 
+ Sốc nhiệt cũng có khả năng gây đột biến vì sốc nhiệt làm cho cơ chế tự bảo vệ sự cân bằng của cơ thể không kịp khởi động, gây chấn thương trong bộ máy di truyền hoặc làm tốn thương thoi vô sắc, gây rối loạn sự phân bào.
 
+ Sốc nhiệt chủ yếu gây ra đột biến nhiễm sắc thể.
 
+ Hãy cho biết:
 
- Tại sao khi thấm vào tế bào, một số hóa chất lại gây đột biến gen? Trên cơ sở nào mà người ta hi vọng có thể gây ra những đột biến theo ý muốn ?
 
+ Những hóa chất dùng để gây đột biến gen khi vào tế bào chúng tác động trực tiếp lên phân tử ADN, gây ra hiện tượng thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác hoặc gây ra mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
 
+ Có những loại hóa chất thường phản ứng với một loại nuclêôtit xác định, hứa hẹn khả năng chủ động gây ra các loại đột biến mong muốn.
 
- Tại sao người ta dùng cônxisin để gây ra các thể đa bội?
 
Người ta dùng cônxisin để gây ra các thể đa bội vì khi thấm vào mô đang phân bào cônxisin cản trở sự hình thành thoi vô sắc, làm cho NST không phân li.
 
Người ta đã tạo ra các đột biến và các thể đa bội bằng những phương pháp nào?
 
Người ta đã tạo ra các đột biến và các thể đa bội bằng phương pháp như:
 
+ Dùng tác nhân vật lí: các tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt.
+ Dùng các tác nhân hóa học tác động vào cơ quan sinh sản của cây trồng vật nuôi.
 
+ Hãy cho biết:
 
Người ta sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và cây trồng theo những hướng nào? Tại sao?
 
+ Người ta sử dụng các thể đột biến trong chon giống vi sinh vật và cây trồng theo hướng làm nguyên liệu chọn giống
 
+ Trong chọn giống cây trồng, người ta sử dụng trực tiếp các thể đột biến để nhân lên hoặc sử dụng trong các tổ hợp lai kết hợp chọn lọc để tạo giống mới.
 
Tại sao người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi?
 
Người ta ít sử dụng phương pháp gây đột biến trong chọn giống vật nuôi vì ở nhóm động vật bậc cao có cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể, chúng phản ứng rất nhanh và dễ chết khi bị xử lí bằng tác nhân lí hóa.
 
B. Phần câu hỏi và bài tập
 
1. Tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến?
 
Người ta phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến vì các tác nhân có tác dụng khác nhau tới cơ sở vật chất của tính di truyền; tia phóng xạ có sức xuyên sâu, dễ gây đột biến gen và đột biến NST (số lượng và cấu trúc); tia tử ngoại có sức xuyên kém nên chỉ dùng để xử lí vật liệu có kích thước bé; có loại hóa chất có tác dộng chuyên biệt, đặc thù đối với loại nuclêôtit nhất định của gen.
 
2. Khi gây đột biến bằng tác nhân vật lí và hóa học, người ta thường sử dụng các biện pháp nào?
 
Người ta đã chiếu xạ với cường độ và liều lượng thích hợp vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng của thân và cành, hạt phấn, bầu nhụy hoặc vào mô nuôi cấy.
 
Khi xử lí đột biến bằng tác nhân hóa học, ngươi ta ngâm hạt khô hoặc hạt nảy mầm ở thời điểm nhất định vào dung dịch hóa chất có nồng độ thích hợp, thêm dung dịch hóa chất vào bầu nhụy hoặc dùng que cuốn bông có tẩm hóa chất đặt vào đỉnh sinh trưởng của thân và cành. Đối với động vật, có thể cho hóa chất tác động lên tinh hoàn hoặc buồng trứng.
 
2. Hãy nêu một vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống động vật, thực vật và vi sinh vật?
 
Trong chọn giống vi sinh vật; đã tạo được chủng nấm pênixilin có hoạt tính cao hơn 200 lần dạng ban đầu; đã tạo được các thể đột biến sinh trưởng mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn, chọn được các thể đột biến giảm sức sống không còn khả năng gây bệnh để tạo vacxin phòmg bệnh cho người và gia súc.
 
Trong chọn giống cây trồng: đã tạo ra giống lúa Tám thơm đột biến khắc phục tình trạng khan hiếm gạo Tám thơm trong các tháng 6, 11.
 
Sử dụng các thể đa bội ở dâu tằm, dương liễu, dưa hấu.. để tạo ra các giống cây trồng đa bội có năng suất cao, phẩm chất tốt.
 
Trong chọn giống vật nuôi: sử dụng đột biến nhân tạo ở động vật bậc thấp.
 
III. CÂU HỎI BỔ SUNG

Hãy nêu thêm một vài thành tựu của việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống cây trồng?
 
Gợi ý trả lời:
 
Đã được giống lúa MT1 (chín sớm, thấp và cứng cây, chịu phân, chịu chua, năng suất tăng 12 .25% so với dạng gốc), giống “táo má hồng”, giống ngô DT6 năng suất cao.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây