© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập SGK Sinh học 9, bài 49: Quần xã sinh vật

Thứ tư - 18/04/2018 00:01
Giải bài tập SGK Sinh học 9, bài 49: Quần xã sinh vật
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
 
1. Quần xã là tập hợp nhiều sinh vật, thuộc các loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
2. Quần xã có các tính chất cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật.
3. Số lượng cá thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.
 
II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
 
A. Phần tìm hiểu và thảo luận
 
+ Ngoài các ví dụ trong SGK hãy lấy thêm một ví dụ về quan hệ giữa ngoại cảnh ảnh hưởng tới số lượng cá thể của một quần thể trong quần xã?
 
Vào mùa mưa số lượng cá thể của quần thể muỗi tăng mạnh.
 
Theo em, khi nào có sự cân bằng Sinh học trong quần xã?
 
Có sự cân bằng sinh học trong quần xã khi số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường.
 
B. Gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập
 
1. Thế nào là một quần xã? Quần xã khác với quần thể như thế nào?
 
Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian có các điều kiện sinh thái tương tự nhau. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
 
Quần thể là tập hợp những cá thể cùng một loài sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Các cá thể trong quần thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau.
 
2. Hãy lấy một ví dụ về một quần xã sinh vật mà em biết? Trả lời các câu hỏi gợi ý sau:
 
Kể tên các loài trong quần xã đó?
Các loài do có liên hệ với nhau như thế nào?
Khu vực phân bố của quần xã?
 
Ví dụ:
 
Rừng dừa là một quần xã, gồm có các quần thể: dừa, chuối, cỏ, bọ dừa, giun đất, vi sinh vật...
 
Dừa che mát, chắn bớt gió cho chuối.
Chuối che mát và giữ ẩm gốc cho dừa.
Giun làm xốp đất cho dừa, chuối, cỏ.
 
Cỏ giữ ẩm gốc cho dừa, chuối đồng thời cạnh tranh chất dinh dưỡng trong đất với dừa, chuối.
 
Dừa, chuối, cỏ giữ cho đất ẩm, có nhiệt độ thích hợp cho hệ vi sinh vật phát triển.
 
Vi sinh vật biến đổi xác thực vật, động vật thành chất mùn cho cỏ, dừa, chuối.
 
3. Hãy nêu những tính chất về số lượng và thành phần loài của quần xã?
 
Bảng 49.1. Các tính chất của quần xã
 
Tính chất Các chỉ số Thể hiện
Số lượng các loài trong quần xã Độ đa dạng Là mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.
Độ nhiều Là mật độ cá thể của từng quần thể trong quần xã.
Độ thường gặp Là tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài, trong tổng số địa điểm quan sát.
Thành phần loài trong quẩn xã Loài ưu thế Là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã.
Loài đặc trưng Là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
 
4. Thế nào là cân bằng sinh học? Hãy lấy vi dụ minh họa về cân bằng sinh học?
 
Cân bằng sinh học trong quần xã biểu hiện ở số lượng cá thể sinh vật trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định (dao dộng quanh vị trí cân bằng) phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
 
5. Hãy so sánh sự khác nhau giữa 2 kiểu diễn thế sinh thái nguyên sinh và thứ sinh?
 
Bảng 49.2  So sánh các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh và thứ sinh
 
Các giai đoạn   Diễn thế nguyên sinh Diễn thế thứ sinh
Khởi đầu Quần xã tiên phong xuất hiện ở chỗ trống Có một quần xã tương đối ổn định, diễn thế xảy ra khi quần xã đó thay đổi hoàn toàn do bị tác động từ bên ngoài (ví dụ: khí hậu thay đổi dột ngột, hoặc bị chặt phá..)
Các giai đoạn giữa Các quần xã biến đổi, thay thế lẫn nhau Các quần xã biến đổi, thay thế lẫn nhau
Giai đoạn sau Quần xã ổn định trong thời gian dài Diễn thế có thể dẫn tới quần xã bị suy thoái hoặc dần dần trở vồ dạng ổn định
 
III. CÂU HỎI HỔ SUNG
 
Cho ví dụ về diễn thế thứ sinh và diễn thế nguyên sinh ?
 
Gợi ý trả lời
 
Ví dụ về diễn thế nguyên sinh: diễn thế xảy ra ở cồn cát nổi lên giữa lòng sông.
Ví dụ về diễn thế thứ sinh: diễn thế xảy ra ở ao hồ bị bồi cạn.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây