© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Học tốt sinh học 7 - Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép

Thứ năm - 09/08/2018 04:36
Học tốt sinh học 7 - Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép

I. GỢI Ý TRẢ LỜI PHẦN THẢO LUẬN (Trang 108 SGK)

*
 Dựa vào kết quả quan sát trên mẫu mổ trong bài 32, nêu rõ các thành phần của hệ tiêu hóa mà em biết và thử xác định chức năng của mỗi thành phần.

Cấu tạo Chức năng
Ống tiêu hóa: miệng → hầu → thực quản → dạ dày → ruột → hậu môn Miệng Nghiền thức ăn (răng)
Hầu Chuyển thức ăn xuống thực quản
Thực quản Chuyển thức ăn xuống dạ dày
Dạ dày Co bóp, nghiền nhuyễn, chuyển hóa thức ăn
Ruột Tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng
Hậu môn Thải chất cặn bã
Tuyến tiêu hóa: Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến mật Tuyến nước bọt Làm mềm thức ăn
Tuyến gan Tiết dịch mật, dự trữ chất dinh dưỡng
Tuyến mật Chứa dịch mật, có enzyme tiêu hóa thức ăn

*Dựa vào hình 33.1, hoàn chỉnh thông tin dưới đây:

Lời giải:

   1- Tâm nhĩ

   2- Tâm thất

   3- Động mạch chủ bụng

   4- Các mao mạch mang

   5- Động mạch chủ lưng

   6- Các mao mạch ở các cơ quan

   7- Tĩnh mạch bụng

   8- Tâm nhĩ

* Dựa vào hình 33.2, hãy nêu rõ các bộ phận của hệ thần kinh ở cá.

   Dựa vào hình 33.3, trình bày các thành phần cấu tạo của não bộ của cá chép.

    - Bộ não, tủy sống, các dây thần kinh, hành khứu giác.

    - Cấu tạo não cá gồm 5 phần: não trước, não trung gian, não giữa (thùy thị giác), tiểu não, hành tủy.

II. PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK TRANG 109

1. Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước.

 Các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống ở nước:

   - Mang: là cơ quan hô hấp lấy ôxi hòa tan trong nước và thải CO2 ra môi trường nước.

   - Bóng hơi: tăng khối lượng riêng của cá giúp cá lặn và giảm khối lượng riêng của cá giúp cá ngoi lên.

2. Hãy tìm hiểu và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm ở hình 33.4 và hãy thử đặt tên cho thí nghiệm

 Giải thích hiện tượng xảy ra ở bình A và B (hình 3):

   - Ở bình A khi cá ngoi lên, thể tích cá tăng do bóng hơi to ra làm mực nước trong bình A dâng lên độ cao h1.

   - Ở bình B khi cá lặn xuống đáy, thể tích cá giảm do bóng hơi xẹp lại làm mực nước trong bình B hạ xuống độ cao h2.

  Tên thí nghiệm: tác dụng của bóng hơi.

III. CÂU HỎI BỔ SUNG:

*
Tại sao đưa cá lên môi trường cạn thì cá chết
Gợi ý trả lời: Do cá hô hấp bằng mang, ở ang xảy ra sự trao đổi khí giữa mao mạch ở mang và khí oxy hòa tan trong nước, nếu đưa cá lên môi trường cạn, sự trao đổi khí này không thực hiện được nên cá chết.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây