© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Học tốt sinh học 7 - Bài 8: Thủy tức

Thứ bảy - 04/08/2018 11:51
Học tốt sinh học 7 - Bài 8: Thủy tức

A. PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN:
 Điền tên vào bảng: Cấu tạo, chắc năng một số tế bào thành cơ thể thủy tức (Trang 30 SGK)hi

*Hãy căn cứ vào cấu tạo của khoang ruột và tua miệng và khoang ruột (hình trong bảng) làm rõ quá trình bắt mồi, tiêu hóa mồi theo gợi ý của các câu hỏi sau:

   - Thủy tức đưa mồi vào miệng bằng cách đưa tua miệng quờ quạng xung quanh, khi chạm mồi → tế bào gai ở tua miệng phóng ra làm tê liệt con mồi.

   - Nhờ loại tế bào nào của cơ thủy tức mà mồi tiêu hóa: tế bào mô cơ tiêu hóa.

   - Thủy tức có ruột hình túi (ruột túi) nghĩa là chỉ có một lỗ miệng duy nhất thông với ngoài, vậy chúng thải bã bằng cách nào: thải bã qua ngoài lỗ miệng.

B. PHẦN CÂU HỎI

Câu 1: Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thuỷ tức.

   - Tế bào gai có dạng túi, bên ngoài túi có gai cảm giác, bên trong túi có một sợi gai rỗng, dài, nhọn và xoắn lộn vào trong. Sợi gai này có chứa chất độc.

   - Khi gai cảm giác bị kích thích thì sợi gai sẽ phóng ra theo kiểu lộn bít tất ra ngoài, cắm vào đối phương và chất độc trong gai sẽ làm tê liệt đối phương.

   - Như vậy, tế bào gai có ý nghĩa quan trọng trong đời sống thủy tức. Chúng có chức năng: tự vệ, tấn công.

Câu 2: Thuỷ tức thải chất bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào ?

 Qua lỗ miệng
 

Câu 3: Phân biệt thành phần tế bào ở lớp ngoài và lớp trong thành cơ thể thuỷ tức và chức năng từng loại tế bào này.

bai 3 trang 32 sgk sinh hoc 7
* CÂU HỎI NÂNG CAO:
 Cung phản xạ ở thủy tức được hình thành bởi các loại tế bào nào? (Phản ứng bắt mồi nhanh nhẹn ở thủy tức nhờ sự tham gia của các tế bào nào)

 Gợi ý trả lời: Thành phần tế bào tham gia là: tế bào cảm giác, tế bào thần kinh và thành phần cơ của tế bào mô bì - cơ

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây