© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng tin học 7 - Bài 6: Định dạng trang tính (Tiết 1)

Thứ hai - 24/09/2018 14:19
Bài giảng tin học 7 - Bài 6: Định dạng trang tính (Tiết 1)
TUẦN 20                                                       Ngày soạn: 03/01/2018
 Tiết 37                                                          Ngày dạy: 05/01/2018                                 
Bài 6: ĐỊNH DẠNG TRANG TÍNH
I/- MỤC TIÊU:
1/- Kiến thức:
  • Định dạng trang tính.
  • Thực hiện định dạng phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ và tô màu chữ.
  • Căn lề trong ô tính.
  • Biết tăng hoặc giảm số chữ thập phân của dữ liệu số.
  • Biết kẻ đường biên và tô màu nền cho ô tính.
2/- Kỹ năng:
            Rèn luyện thao tác định dạng trang tính với kiến thức đã học ở Microsoft Word vận dụng vào bảng tính Excel.
3/- Thái độ:
            Học sinh dễ liên tưởng về ý nghĩa các nút lệnh định dạng của Excel hoàn toàn giống với các nút lệnh tương ứng trong Word.
II/- CHUẨN BỊ
1/- Chuẩn bị của GV: Bài giảng điện tự, giáo án, máy chiếu, phòng máy …
2/- Chuẩn bị của HS: Đọc tài liệu trước ở nhà, SGK.
III/- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp           1’
2. Kiểm tra bài cũ     5’
Hãy nêu cách chọn ô tinh, hàng, cột, khối
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: ĐỊNH DẠNG PHÔNG CHỮ, CỠ CHỮ VÀ KIỂU CHỮ    10’
GV:Em hãy nhắc lại cách thay đổi phông chữ trong Microsoft Word ?
HS: Trả lời
GV: Vậy trong chương trình bảng tính có sử dụng định dạng phông chữ như trong Word hay không ta đi nghiên cứu hình 53 (SGK)
GV: Một em hãy nêu các bước để định dạng phông chữ.
HS: Nêu các bước
GV: Thực hiện trên  máy tính cho HS quan sát.
HS: Quan sát
GV: Ngoài cách này ra còn có cách nào nữa không?
HS: Trả lời theo sự hiểu biết
GV: Bổ sung và mô tả trên máy cho HS quan sát
GV: Cho HS nghiên cứu hình 54 SGK và hãy nêu các bước để thay đổi cỡ chữ.
HS: Nêu cách thay đổi cở chữ
GV: Nhận xét và mô ta trên máy tính
GV: Còn có cách nào mà em biết
HS: Suy nghĩ và trả lời theo sự hiểu biết
GV: Bổ sung
GV: Ở Microsoft Word em đã được học những kiểu chữ nào?
HS: Trả lời
GV: Bổ sung
GV: Hãy nêu các kiểu chữ được sử dụng trong chương trình bảng tính
HS: Nêu các kiểu chữ
GV: NHận xét
 1. Định dạng phông chữ, cỡ chữ và kiểu chữ
a. Thay đổi phông chữ.
- Chọn ô (hoặc các ô) cần định dạng
- Nháy mũi tên ở ô Font
- Chọn chữ thích hợp
b. Thay đổi cỡ chữ
- Chọn ô hoặc (các ô) cần định dạng
- Chọn cở chữ thích hợp
- Nháy mũi tên ở ô size
c. Thay đổi kiểu chữ 
- Bold  b6,1  Kiểu chữ in đậm
- Italic  b6,2   Kiểu chữ nghiêng
- Underline b6,3 Kiểu chữ gạch chân
* Các bước
- Chọn ô hoặc các ô cần định dạng
- Nháy chuột vào nút Bold để chọn chữ đậm.
Chú ý: Ta có thể sử dụng nhiều nút lệnh cùng một lúc
HOẠT ĐỘNG 2: CHỌN MÀU PHÔNG       10’
GV: Để trình bày trang tính đẹp hơn ta có thể chon màu cho phông chữ.
GV: Để chọn màu cho phông chữ ta phải thực hiện những thao tác nào?
HS: Nghiên cứu SGK hình 56 và trả lời
GV: Bổ sung và thao tác trên máy cho cả lớp quan sát.
2. Chọn màu phông.
Các bước thực hiện chọn màu cho phông
- Chon ô (hoặc các ô) cần định dạng
- Nháy vào nút Font color b6,4 
- Nháy chọn màu
HOẠT ĐỘNG 3: CĂN LỀ TRONG Ô TÍNH      15’
GV: Bài trước chúng ta đã học ngầm định, văn bản được căn lề trái hay phải?
HS: Trả lời
GV: Trong chương trình word các em đã được học những dạng căn lề nào?
HS: Trả lời
GV: Hãy nêu các bước căn lề mà em đã được học trong chương trình word.
GV: Trong chương trình word ta đã sử dụng những tổ hợp phím nóng nào để căn lề?
HS: Hoạt động theo nhóm và trả lời
GV: Vậy trong chương trình bảng tính sử dụng những bước nào để căn lề?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và thao tác trên MT cho HS quan sát
GV: Ta có thể sử dụng tổ hợp phím nóng trong chương trình bảng tính được không?
HS: Trả lời
GV: Bổ sung
GV: Ngoài ra ta có thể căn lề dữ liệu vào giữa, quan sát  hình 60.
3. Căn lề trong ô tính
 b6,5Căn lề trái
 b6,6Căn lề giữa
 b6,7Căn lề phải
VD: Để căn nội dung vào giữa ô tính ta thực hiện các bước như sau:
- Chọn ô( hoặc các ô )cần định dạng.
- Nháy vào nút b6,8 Center
 Chú ý: Ngoài ra ta có thể sử dụng nút lệnh b6,9 để căn lề dữ liệu vào giữa.
 
 
HOẠT ĐỘNG 4: CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ     4’
*Củng cố: Hệ thống lại kiến thức cần nhớ của  tiết hoc.
* Dặn dò: Đọc phần lý thuyết còn lại

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây