© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng tin học 8 - Bài tập

Chủ nhật - 07/10/2018 12:58
Bài giảng tin học 8 - Bài tập
 BÀI TẬP 
I/ MỤC TIÊU:
1) Kiến thức: Giúp HS
Củng cố kiến thức vòng lặp với số lần biết trước và  câu lệnh ghép
2. Kỹ năng:
Vận dụng vòng lặp for ..to..do và câu lệnh ghép viết một số bài toán đơn giản.
3. Thái độ
Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực làm các dạng bài tập ứng dụng.
II. CHUẨN BỊ:
- Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tin học có liên quan.
- Đọc tài liệu ở nhà trước khi
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định Lớp:
-Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
- ? Sử dụng vòng lặp for .. do viết chương trình tính tổng của 10 số tự nhiên đầu tiên?
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Hoạt động 1: Bài tập dạng lí thuyết (10’)
GV: Đưa ra đề bài toán, yêu cầu học sinh nghiên cứu theo nhóm.
-HS: Hoạt động theo nhóm tìm câu trả lời.
- HS: Đại diện của hai nhóm trình bày kết quả của nhóm.
-GV: Nhận xét kết quả cuối cùng.
- GV: Đưa bài tập 2 lên bảng, yêu cầu một học sinh đứng tại chỗ trả lời.
- HS: Một học sinh đứng tại chỗ trả lời bài tập 2. một học sinh khác đứng tại chỗ nhận xét.
- GV: Kết luận kết quả của bài 2.
-GV: GV: Đưa ra đề bài toán, yêu cầu học sinh nghiên cứu theo nhóm.
-HS: Hoạt động theo nhóm tìm câu trả lời.
- HS: Đại diện của hai nhóm trình bày kết quả của nhóm.
- GV: Nhận xét.
Bài 1: SGK (T60)
 
 
 
 
Bài 2: SGK (T60)
- Câu lệnh lặp có tác dụng chỉ dẫn cho máy tính thực hiện lặp lại một câu lệnh hay một nhóm câu lệnh với một số lần nhất định.
- Câu lệnh lặp làm giảm nhẹ công sức của người viết chương trình.
Bài 3 SGK (T60)
- Điều kiện cần kiểm tra trong câu lệnh lặp for … do là giá trị của biến đếm phải nằm trong đoạn [giá trị đầu, giá trị cuối ], nếu thoả mãn điều kiện đó thì câu lệnh sẽ được thực hiện, nếu không thoả mãn câu lệnh sẽ bị bỏ qua.
Hoạt động 2: Bài tập dạng thực hành (15’)
GV: Đưa ra đề bài toán và yêu cầu một học sình đứng tại vị trí để trả lời bài tập.
-HS: 1em đứng tại vị trí trả lời, 1 em khác nhận xét.
- GV: Nhận xét kết quả câu trả lời của 2 bạn.
 
- GV: Đưa bài tập
- HS: Suy luận kết quả theo lí thuyết
- GV: Ghi kết quả suy luận của học sinh lên bảng
- HS: gõ chương trình vào máy và chạy thử
- HS: So sánh kết quả nhận được với kết quả đã suy lận
- 1 HS giải thích kết quả thu được
- GV Đưa ra bài tập 6.
- HS: Làm việc theo nhóm, sau 5 phút đại diện của 2 nhóm sẽ lên báo báo kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét
- GV: Giúp các em hoàn thành thuật toán.
Bài 5 SGK (T61)
Tất cả các câu lệnh đều không hợp lệ vì:
a) giá trị đầu lớn hơn giá trị cuối
b) giá trị đầu và giá trị cuối có kiểu là số thực không cùng kiểu với biến đếm
c) sai cấu trúc câu lệnh
d) sai cấu trúc câu lệnh
e) biến đếm có kiểu là kiểu số thực nên không hợp lệ.
Bài 4 SGK (T61)
Giá trị của j sau mỗi lần lặp sẽ được tăng thêm 2 đơn vị
2, 4, 6, 8, 10, 12.
Bài 6 SGK (T 61)
- Mô tả thuật toán.
Bước 1:     nhập n
                  A<-0, i<-1
Bước 2: A<- 2\i(i+2)
Bước 3: i<-i+1
Bước 4: nếu i<=n quay về bước 2
Bước 5: ghi kết quả A ra màn hình và kết thúc thuật toán.
 
 
Hoạt động 3 : bài tập vận dụng (15’)
Bài tập 1
Giáo viên đưa ra nội dung bài tập,
HS phân tích bài toán tìm hướng giải quyết.
Gv: hướng dẫn học sinh cách làm và viết chương trình lên bảng và yêu cầu học sinh đọc hiểu.
HS: đọc lại chương trình giáo viên đã viết trên bảng và tìm hiểu từng câu lệnh
GV: yêu cầu một học sinh đứng tại vị trí diễn tả tuần tự ý nghĩa của chương trình thông qua diễn tả công việc của từng lệnh trong chương trình.
GV: diễn tả lại một lần để học sinh hiểu sâu hơn về chương trình
 
 
Bài tập 2
Giáo viên đưa ra nội dung bài tập,
HS phân tích bài toán tìm hướng giải quyết.
GV: Đưa ra công thức tính day thừa:
day thừa = 1*2*3*4*5*….*n
HS: dựa vào bài tập 1 viết chương trình cho bài toán. (viết theo nhóm).
Đại diện của nhóm đứng lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, rút kinh nghiệm.
GV: Kết luận kết quả cuối cùng.
Yêu cầu một học sinh lên máy chính gõ chương trình vào máy, cả lớp sửa lỗi nếu có, cho chương trình chạy thử, học sinh quan sát kết quả.
HS: chép lại chương trình đã chạy vào.
Bài tập 1: Nhập vào n số nguyên từ bàn phím, tìm số lớn nhất trong dãy số vừa nhập

Program tim_max;
Uses crt;
Var i, n, smax, A : integer;
Begin
Clrscr;
Writeln(‘nhap vao n’); readln(n);
Smax:=-23768;
For i:= 1 to n do
Begin
Writeln(‘nhap vao so thu ’,i); readln(A);
If smax<A then smax:=A;
End;
Writeln(‘so lon nhat la’,A); readln
End.
 
Bµi tËp 2: ViÕt ch­¬ng tr×nh tÝnh day thõa cña n sè tù nhiªn ®Çu tiªn.
Program tinh_day_thua;
Uses crt;
Var i, n : integer; kq: longint;
Begin
Clrscr;
Writeln(‘nhap vao n’); readln(n);
Kq:=1;
For i:= 1 to n do
Kq:=kq*i;
Writeln(‘ket qua la’,kq); readln
End.
 
Hoạt động 4 : củng cố (3’)
Giáo viên hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học.
Nhấn mạnh ý nghĩa và công dụng, cách sử dụng vòng lặp for … do
Nhận xét, rút kinh nghiệm buổi học.
 
4. Hướng dẫn về nhà (2’)
Học bài theo sách giáo khoa và vở ghi, Ôn lại các kiến thức chính đã học và luyện viết, làm đi làm lại nhiều lần.
Học kĩ lí thuyết, viết chương trình tính tông 100 số tự nhiên, N số tự nhiên đầu tiên.
Học sinh về nhà làm bài tập:
     1. tính tổng của n số tự nhiên đầu tiên
     2. Viết chương trình tìm xem có bao nhiêu số dương trong n số nhập vào từ bàn phím .
  

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây