© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Tin học 9, bài thực hành 4: Tạo trang web đơn giản

Thứ sáu - 26/01/2018 04:09
Giải bài tập Tin học 9, bài thực hành 4: Tạo trang web đơn giản
1. Mục đích, yêu cầu

- Làm quen với phần mềm Kompozer;
- Biết tạo một vài trang web đơn giản, có liên kết bằng Kompozer.

2. Nội dung

Việc tạo trang web, cho dù ở mức đơn giản, cũng cần được thực hiện qua các bước sau đây:
 
a) Lựa chọn đề tài: Mục đích của việc tạo trang web là đề phổ biến thông tin trên mạng Internet. Vì vậy nên lựa chọn những đề tài được nhiều người quan tâm hoặc đáp ứng nhu cầu thông tin cho nhiều người.
 
b) Chuẩn bị nội dung: Nội dung trang web có thể rất đa dạng, bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim,... Việc chuẩn bị nội dung bao gồm biên soạn hoặc sưu tầm, chỉnh sửa (đặc biệt là hình ảnh, âm thanh) đề sẵn sàng đưa vào trang web.
 
c) Tạo kịch bản: Việc xây dựng kịch bàn là xác định các trang web cần tạo, nội dung và cách bố trí các thông tin trên từng trang web và các liên kết giữa các trang web hoặc liên kết tới các trang web trên Internet.
 
d) Tạo trang web: Sử dụng phần mềm để thiết kế các trang web, nhập và trình bày thông tin trên các trang web.
 
Trong bài này chúng ta sẽ thực hành tạo trang web bằng phần mềm Kompozer.
 
Bài 1. Khởi động và tìm hiểu Kompozer
 
1. Tìm hiểu màn hình làm việc của Kompozer, các nút lệnh trên thanh công cụ và chức năng của chúng. So sánh màn hình Kompozer với màn hình Word.
 
2. Mở các bảng chọn và quan sát các lệnh trong bảng đó.
 
3. Gõ một vùi từ, sau đó sử dụng các nút lệnh sau đây để định dạng văn bản:
 
h1 Đặt kiểu chữ và màu chữ;
h2 Tăng, giảm cỡ chữ;
h3 Căn lề đoạn văn bản;
h4Tăng, giảm lề đoạn văn bản.
 
4. Dùng các nút lệnh h5 (để chèn hình ảnh) và h6(để tạo liên kết) và quan sát các thành phần trên các hộp thoại ra sau đó.
 
5. Thoát khỏi Kompozer, nhưng không lưu trang web.
 
Bài 2.  Tạo trang web bằng Kompozer
 
Giả sử em có nhiệm vụ tạo trang web để phổ biến thông tin về câu lạc bộ văn nghệ của lớp. Trang web dự tính sẽ có các thông tin về tên, địa chỉ, địa chỉ E-mail,... của câu lạc bộ, danh sách các thành viên câu lạc bộ và một số thông tin chi tiết về từng thành viên đó.

1. Hãy xây dựng kịch bản cho các trang web với các thông tin nói trên.

Gợi ý: Không nên đưa tất cả các thông tin nói trên vào một trang web duy nhất, đặc biệt là trong trường hợp câu lạc bộ có nhiều thành viên và có thể có nhiều thông tin về mỗi thành viên. Vì vậy, sản phẩm cần đạt được không chỉ là một trang web mà gồm ít nhất ba trang: trang chủ, trang danh sách các thành viên và trang thông tin chi tiết về một thành viên (mỗi thành viên một trang). Trên trang chủ có ít nhất một liên kết tới trang danh sách thành viên và mỗi tên thành viên trên trang này lại liên kết đến trang thông tin chi tiết tương ứng.
 
2. Tạo trang chủ gồm các thông tin sau đây:

- Tiêu đề chính của trang web: Câu lạc bộ Văn nghệ;

- Tên lớp, tên trường, địa chỉ, địa chỉ trang web, địa chỉ E-mail;

- Ba mục: Thành viên, Hoạt động, Hình ảnh;

- Phía trên trang web là một hình ảnh được sử dụng làm biểu trưng của trang web;

Lưu trang web với tên Cau lac bo. Kết quả cuối cùng tương tự như hình (h. 53 SGK) dưới đây:
 
bth4a

3. Tạo trang web danh sách thành viên như hình (h.54 SGK) dưới đây:

bth4b
 
Gợi ý: Có thể đồng thời tạo nhiều trang web trong cửa sổ của Kompozer. Khi đó mỗi trang web được hiển thị trên một trang riêng. Để tận dụng các thông tin và cách trình bày thông tin trên trang web đã có, ta có thể sao chép toàn bộ nội dung trang web đã có vào trang web mới bằng các bước sau:
 
1. Nháy mở trang web đã có nội dung và nhấn Ctrl+A.

2. Nhấn tổ hợp phím Ctrl+C.

3. Nháy File => New và nháy Create để tạo trang web mới.

4.  Nhấn tổ hợp phím Ctrl+V.
 
4. Tạo trang web có một số thông tin chi tiết về một thành viên của câu lạc bộ:

- Tiêu đề trang web: Sử dụng họ và tên của thành viên làm tiêu đề (ví dụ Nguyễn Hương Giang);

- Họ và tên (Nguyễn Hương Giang), ngày sinh (ví dụ ngày 12 tháng Ba); điện thoại (ví dụ 037-823-00-410);

- Sở thích (ví dụ ca hát, tìm hiểu máy tính, đọc sách,...);

- Ảnh thành viên.

Kết quả cuối cùng có thể tương tự như hình 55 SGK.
 
5. Sử dụng nút lệnh  hinh 6 1để tạo các liên kết trên trang web tới các trang có nội dung tương ứng.
 
Lưu ý: cần lưu trang web được tham chiếu tới trước khi tạo liên kết tới nó.
 
Hướng dẫn bài thực hành 4
 
Bài 1. Khởi động và tìm hiểu Kompozer
 
1. Tìm hiểu màn hình làm việc của Kompozer, các nút lệnh trên thanh công cụ và chức năng của chúng. So sánh màn hình Kompozer với màn hình Word 
 
 Màn hình làm việc cùa Kompozer

Màn hình làm việc của Kompozer tương tự như các màn hình soạn thảo văn bản bao gồm:

- Thanh bảng chọn

Bao gồm các mục chọn: File, Edit, View, Format, Table, Tools, Help (hình dưới).

bth4c
Thanh bảng chọn
 
- Thanh công cụ

bth4d
 Thanh công cụ

Thanh công cụ bao gồm các biểu tượng: New, Open, Save, Publish, Browse Undo, Redo, Anchor, Link, Image, Table, Form.

 - Thanh định dạng
bth4e

- Cửa sổ soạn thảo: là nơi nhập nội dung trang web, chứa các liên kết,...
 
+ So sánh màn hình Kompozer với màn hình Word: Em tự đưa ra nhận xét thông qua các thanh công cụ, thanh bảng chọn, thanh định dạng,...
 
2.  Mở các bảng chọn và quan sát các lệnh trong bảng đó.
 
Em tự mở các mục chọn: File, Edit, View, Format, Table, Tools, Help, sau đó thực hiện các lệnh trong các mục chọn đó và quan sát sự thay đổi trên màn hình.
 
3. Gõ một vài từ, sau đó sử dụng các nút lệnh sau đây để định dạng văn bản:
 
hinh1 3Đặt kiểu chữ và màu chữ;
hinh2 1 Tăng, giảm cỡ chữ;
hinh 3 1Căn lề đoạn văn bản;
hinh 4 1 Tăng, giảm lề đoạn văn bản.
 
Gợi ý: Em tự gõ một vài từ, sau đó sử dụng các nút lệnh trên để định dạng văn bản.
 
4. Dùng các nút lệnh hinh 5 1 (để chèn hình ảnh) và  hinh 6 1(để tạo liên kết) và quan sát các thành phần trên các hộp thoại ra sau đó.

Gợi ý: Em tự chèn hình ảnh và tạo liên kết. Sau đó quan sát các thành phần trên các hộp thoại.
 
5. Thoát khỏi Kompozer, nhưng không lưu trang web bằng lệnh File/Exit.
 
Bài 2. Tạo trang web bằng Kompozer
 
1. Kịch bản cho các trang web với các thông tin: 
 

Tạo trang web để phổ biến thông tin về câu lạc bộ văn nghệ của lớp: có các thông tin về tên, địa chỉ, địa chỉ E-mail,... của câu lạc bộ, danh sách các thành viên câu lạc bộ và một số thông tin chi tiết về từng thành viên đó.
 
Trang web gồm ba trang: trang chủ, trang danh sách các thành viên và trang thông tin chi tiết về một thành viên (mỗi thành viên một trang). Trên trang chủ có ít nhất một liên kết tới trang danh sách thành viên và mỗi tên thành viên trên trang này lại liên kết đến trang thông tin chi tiết tương ứng.
 
2. Tạo trang chủ
 
bth4g
Lưu trang web với tên Cau lac bo (hình dưới):
 
bth0

3. Tạo trang web danh sách thành viên như hình 54 SGK.
 
bth4i
bthm

4. Tạo trang web có một số thông tin chi tiết về một thành viên của câu lạc bộ

 bth4l
 
5. Sử dụng nút lệnh hinh 6 1để tạo các liên kết trên trang web tới các trang có nội dung tương ứng. Em tự thực hành phần này.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây