© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.
Đề thi tham khảo THPT Quốc Gia năm 2018 môn Địa lí

Đề thi tham khảo THPT Quốc Gia năm 2018 môn Địa lí

 11:06 06/06/2018

Đề thi tham khảo THPT Quốc Gia năm 2018 môn Địa lí, gồm 40 câu trắc nghiệm, có đáp án.
Tình cảm nhân đạo trong "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh

Tình cảm nhân đạo trong "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh

 09:11 04/06/2018

"Trăm thế kỉ trong tên người: Ái Quốc
Bạn muôn đời của thế giới đau thương"
(Tố Hữu)
Không có một bậc vĩ nhân nào lại không có lòng nhân ái. Đọc tập thơ “Nhật kí trong tù” của Bác, tất cả những người có hiểu biết đều nhận đinh thống nhất: Bác là một bậc Đại nhân, là người có lòng thương yêu con người mênh mông. Lòng thương yêu con người của Bác là tinh thần nhân đạo Cộng sản, đó là tinh thần nhân đạo mới mẻ mà Bác mang lại cho dân tộc và nhân loại. Ông Trường Chinh cũng cho rằng: “Một điểm nổi bật nhất trong đạo đức Hồ Chủ Tịch là lòng thương người”.
Thiên nhiên trong "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh

Thiên nhiên trong "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh

 09:04 04/06/2018

"Biển lặng em nằm trong gió êm
Anh là bóng thức của hồn em
Ngoài kia sao cũng từng đôi sáng
Từng cặp nhân vàng trong trái đêm"
(Huy Cận)
Thiên nhiên gắn bó với cuộc sống, với con người, với tình yêu, với thơ. Truyền thống của thơ ca phương Đông càng đặc biệt chú ý đến vai trò của thiên nhiên. Bác Hồ sáng tác Nhật kí trong tù trong điều kiện lao tù khắc nghiệt, vậy mà bài thơ vẫn tràn ngập hình ảnh của thiên nhiên. Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai có nhận xét: “Trong Nhật kí trong tù thiên nhiên chiếm một địa vị danh dự”.
Phân tích bài thơ: Cảnh chiều hôm

Phân tích bài thơ: Cảnh chiều hôm

 10:49 28/05/2018

Tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh có nhiều bài thơ có tính nhật kí, ghi chép lại những sự việc hàng ngày trong tù hoặc trên đường giải tù, nhưng cũng có một số ít bài thơ diễn tả cảm hứng của nhà nghệ sĩ với triết lí sâu thẳm. “Vãn cảnh” (Cảnh chiều hôm) thuộc vào loại những bài thơ đầy bí ẩn ấy. Chất liệu của bài thơ không chỉ là những chi tiết thực của cuộc sống lao tù mà cái thực đã hòa quyện với cái ảo, tứ thơ mới lạ đã hình thành qua trí tưởng tượng bay bổng của nhà nghệ sĩ. Đến Xuân Diệu cũng phải ngạc nhiên về bài thơ này: Có những câu có thể coi là quá giản dị, nhưng tại sao tôi đọc đi đọc lại vấn cứ thấy một cái gì trong đó mà mình rút chưa hết, ví dụ như là “Cảnh chiều hôm” hoa hồng bên ngoài nở rồi rụng:
Phân tích bài thơ: Giải đi sớm

Phân tích bài thơ: Giải đi sớm

 10:48 28/05/2018

Thơ Bác giản dị mà sâu sắc. Nhiều bài thơ trong Nhật kí trong tù được dịch qua bản chữ Hán nhưng vẫn dễ hiểu. Tất nhiên hiểu đến chiều sâu trong thơ Bác cũng không phải dễ. Bài thơ “Giải đi sớm” là một trường hợp. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được những nỗi gian truân của Bác trên đường giải tù, tinh thần, bất khuất của người chiến sĩ cách mạng, niềm yêu đời lạc quan vô bờ của Bác đối với tương lai của nhân loại. Nhưng hiểu như vậy rồi, bí mật của bài thơ vẫn còn nguyên.
Tượng đài nghệ thuật mang tính chất bi tráng về người nông dân yêu nước chống ngoại xâm trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

Tượng đài nghệ thuật mang tính chất bi tráng về người nông dân yêu nước chống ngoại xâm trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

 03:34 26/05/2018

Nguyễn Đình Chiểu là một thi sĩ mù nhưng tấm lòng ông rất sáng. Khi giặc Pháp xâm lược Nam Bộ, ông không thể theo các nghĩa sĩ để đánh Tây, nhưng ông vẫn theo dõi thời cuộc, chiến sự. Ông sáng tác thơ văn ca ngợi các lãnh tụ của nghĩa quân, ca ngợi các nghĩa sĩ đã vì nghĩa lớn mà anh dũng đánh Tây. Ông tỏ lòng thương tiếc những người anh hùng vô danh đã hi sinh cho Tổ Quốc. Bài “Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một kiệt tác của ông, là đỉnh cao tư tưởng, tình cảm, nghệ thuật trong văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu. Với bài văn tế này, lần đầu tiên trong nền văn học nước nhà, hình ảnh người nông dân đứng lên đánh giặc bảo vệ đất nước hiện lên sừng sững như một tượng đài nghệ thuật mang tính chất bi tráng về người nông dân yêu nước chống ngoại xâm.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây