© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Cảm nghĩ của em sau khi đọc bài văn “Lập làng giữ biển” của Trần Nhuận Minh.

Thứ sáu - 02/12/2016 05:28
Lập làng giữ biển, xây dựng vùng kinh tế mới... là những “chiến công” đầy tự hào trên mặt trận lao động của nhân dân ta. Bài văn “Lập làng giữ biển” đã thể hiện một cách cảm động ước mơ và khát vọng của bà con làng chài trên con đường chinh phục biển, xây dựng cuộc sống ấm no, yên vui, hạnh phúc lâu dài.
Câu chuyện được nói tới trong bài văn là câu chuyện giữa bố Nhụ với ông Nhu và niềm vui của Nhu sẽ được theo bố đến làng mới ở đảo Mõm Cá Sấu “bồng bềnh... ở mãi phía chân trời”.
 
Ông Nhụ và bố Nhụ mỗi người có một ý nghĩ khác nhau về chuyện dời làng ra biển. Với ông Nhụ, vì tuổi già, tâm lí ngại cuộc sống bị xáo trộn, bị thay đổi, chỉ thích an phận thủ thường, nên khi nghe con trai nói dời làng ra đảo thì thổ lộ:
 
- Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng.
 
Rồi ông thỏ “hổn hến”, người ông “như tỏa ra hơi muối" khi nghe con trai nói một cách dứt khoát:
 
- Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đây.
 
Lời nói và cách suy nghĩ của bố Nhụ thể hiện một quyết tâm cao, một ước mơ cháy bỏng, một tầm suy nghĩ mới. Xót xa về cảnh ngày xưa: người đông, đất hẹp, “lúc nào cũng mong có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền”. Vui sướng về hạnh phúc đã ở trong tầm tay: “Ở đây đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả còn gì hay hơn một làng biển”. Với bố Nhụ thì việc di dân đi lập làng mới còn có một ý nghĩa chính trị to lớn: lập làng là để giữ biển, để xây dựng và bảo vệ đất nước quê hương:
 
- Bây giờ đất đấy, rộng hết tầm mắt. Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai à?
 
Với bố Nhụ thì việc đi dân ra đảo, lập làng mới là vì hạnh phúc lâu dài; làng mới sẽ đàng hoàng hơn, to đẹp hơn “như mọi ngôi làng trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang...”.
 
Qua đó, ta thấy tư tưởng, tình cảm của bố Nhụ rất tiến bộ thể hiện một ý tưởng táo bạo, một tinh thần làm chủ đất nước rất cao, đại diện cho cách sống, cách nghĩ, cách hành động của thế hệ trẻ.
 
Lập làng giữ biển là hành động, ước mơ đẹp thể hiện một bản lĩnh về tinh thần vươn lên làm chủ quê hương đất nước:
 
“Của ta, trời đất, đêm ngày.
Núi kia, đồi nọ, sông này của ta”.
 
Ông của Nhụ tuổi già, cả nghĩ, nhưng sau khi nghe con trai nói, đã “hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông quan trọng nhường nào”.
 
 Nghĩa là hai cha con ông đã thuận tình, thuận lòng trong việc lập làng giữ biển.
 
Còn Nhụ thì sẽ cùng bố ra biển, sau đó, ông và mẹ sẽ ra sau cùng bao người dân làng chài. Và trong tâm hồn chú bé hiện ra làng Bạch Đằng Giang trên đảo Mõm Cá Sấu, “hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi phía chân trời”.
 
“Lập làng giữ biển” là một bài văn hay nói lên ước mơ, khát vọng và quyết tâm của bà con làng chài, của nhân dân ta trong việc di dân phát triển sản xuất để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc lâu dài, là để xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
 
Chút lãng mạn khi nói về ước mơ đẹp của bố Nhụ đã tỏa sáng bài văn, và có giá trị truyền cảm đặc sắc.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây