© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Dàn ý: Phân tích bài thơ “28”, trích trong tập thơ “Người làm vườn” của R. Ta-go.

Thứ năm - 08/06/2017 23:43
Dàn ý chi tiết đề bài: Phân tích bài thơ “28”, trích trong tập thơ “Người làm vườn” của R. Ta-go.
YÊU CẦU
 
Thể loại
 
Kiểu bài phân tích tác phẩm văn học, cụ thể là phân tích một bài thơ trữ tình.
 
Nội dung:
 
Tình yêu là sự hòa hợp tâm hồn, tin yêu, hiểu biết và chia sẻ lẫn nhau.
 
GỢI Ý
 
Có thể phân tích bài thơ theo ba đoạn chính: câu 1 - câu 6, câu 7 - câu 18 và câu 17 - câu 21.
 
A. TỔNG
                          
1. Bài thơ không có nhan đề, được đánh số 28, trích trong tập thơ Người làm vườn (The Gardener). Tập thơ gồm 85 bài thơ do Ta-go sáng tác bằng tiếng Ben-gan và tự dịch sang tiếng Anh năm 1914. Nhà thơ chính là người giữ gìn, vun trồng khu vườn tình yêu, kêu gọi hãy tin tưởng vào cuộc sống và tình yêu, tình yêu giữa con người với con người, với cuộc đời và với thiên nhiên vũ trụ.
 
2. Đây là bài thơ trữ tình giàu chất triết lí. Tác giả đặt vấn đề (nếu đời anh.... nếu trái tim anh...), rồi nêu phản đề (nhưng em ơi..., nhưng em ơi.,.) để khẳng định chân lí (nó sẽ trở thành một nụ cười nhẹ nhõm, nó sẽ tan ra thành lệ trong...).
 
Giọng điệu triết lí còn thể hiện trong đoạn cuối của bài thơ (Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu...).
 
B. PHẦN
 
1. Đoạn câu 1-6

- Mở đầu bài thơ là hình ảnh đôi mắt được sử dụng như một hình ảnh so sánh và tượng trưng:
 
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.
 
Đôi mắt có thể ví như ánh sáng kì diệu của trời đất chiếu rọi chốn sâu thẳm của trái tim người, như trăng kia muốn vào sâu biển cả. Trăng lặn xuống biển, hòa nhập vào cõi mênh mông, tỏa ánh sáng lung linh. Chính đó là sự biểu hiện nỗi khát khao hoa hợp tâm hồn.
 
Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em. Anh không giấu em một điều gì Nghịch lí xảy ra: cái mà em biết về anh chỉ là cái bề ngoài, còn tận đáy sâu thẳm của tâm hồn anh, con tim anh, em dễ đâu nắm bắt được.
 
2. Đoạn câu 7 – 16
 
- Những từ nếu, nhưng trong những câu 7, 8 và 9 được sử dụng để khẳng định nguyện ước cao quý của chàng trai là hiến dâng cho người yêu:
 
Nếu đời anh chỉ là viên ngọc
(if it were only a gem)
Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa
(if it were only fllower)
 
- Viên ngọc, đóa hoa là những vật vừa quý giá, vừa đẹp mà tạo hóa ban cho con người. Đời anh cũng đẹp và quý giá như vậy. Nhưng nếu cần làm cho em xinh đẹp hơn, quý giá hơn, anh cũng nguyện ước hiến dâng cho em.
 
Em là nữ hoàng của vương quốc đó
 
- Cái quý giá nhất của chàng trai là một trái tim một vương quốc mà em là nữ hoàng, người làm chủ nó cũng không thể biết được biên giới của nó. Đây chính là khoảng cách không bao giờ vượt qua nổi, một đỉnh cao không bao giờ chinh phục nổi của tình yêu.
 
- Những từ nếu, nhưng trong câu 13, 16 và 19 được tiếp tục sử dụng để tiếp tục khẳng định, lí giải những đòi hỏi tưởng như nghịch lí mà ngẫm ra lại rất có lí: trái tim chàng trai có nhũng phút giây lạc thú. Chỉ là khổ đau thì người yêu cũng dễ chia vui bằng nụ cười nhẹ nhõm, cùng cảm thông bằng hạt lệ trong.
 
3. Đoạn câu 17-21
 
Nhưng chàng trai tự biết mình có một trái tim phức tạp hơn nhiều. Trái tim anh lại là tình yêu, trong đó tiềm ẩn mầm mống đối lập, mâu thuẫn: vừa sung sướng vừa đau khổ, vừa thiếu thốn, vừa giàu sang. Sự đối lập này mãi mãi tồn tại trong tình yêu, do đó tình yêu đòi hỏi phải thống nhất sự đối lập này như một quy luật. Cho nên chàng trai khẳng định:
 
Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy.
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.
 
C. HỢP
 
1. Sự trọn vẹn trong tình yêu là vô hạn. Dù khẳng định:
 
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu
 
Tình yêu vẫn luôn luôn khát khao được biết trọn nó. Nếu mỗi người yêu đều biết hướng về cái trọn vẹn để nắm bắt, khám phá, sáng tạo, chính là đạt đến hạnh phúc. Muốn có hạnh phúc trong tình yêu, hãy nhân lòng tin yêu lên, nhân sự hiểu biết hòa hợp như rút đầy cốc rượu nồng, mà Ta-go đã từng ví:
 
Tình yêu là cuộc đời trong trạng thái tràn đầy như cốc rượu chăng?
 
2. Giàu chất trí tuệ, thơ Ta-go đồng thời cũng đậm nét trữ tình. Nghệ thuật thơ ông thật đặc sắc với hình ảnh thơ sinh động, cấu trúc chặt chẽ, thủ pháp tượng trưng, so sánh, ẩn dụ được vận dụng, tạo sức rung cảm mạnh mẽ cho bài thơ.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây