© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Dàn ý: Phân tích đoạn “Đám tang lão Gô-ri-ô” trích tiểu thuyết “lão Gô-ri-ô” của Hô-nô-rê Đơ - Ban-dắc.

Thứ năm - 08/06/2017 06:06
Dàn ý chi tiết đề bài: Phân tích đoạn “Đám tang lão Gô-ri-ô” trích tiểu thuyết “lão Gô-ri-ô” của Hô-nô-rê Đơ - Ban-dắc.
I. Mở bài
 
Ban-dắc là nhà văn hiện thực lớn của Pháp, được xưng tụng là “bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực” (Ph. Ăng-ghen) và đâ đế lại một công trình văn học đồ sộ: bộ Tất trò dời với 97 quyển tiểu thuyết. Tác phẩm của ông là một bức tranh hiện thực rộng lớn, mô tả sự phân hóa giai cấp và những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội tư sản Pháp vào nửa đầu thế kỉ XIX, nhất là sự ham muốn vô độ về tiền bạc đã làm khô cằn những tình cảm thiêng liêng của con người.
 
Một trong những tiểu thuyết thế hiện nội dung tư tưởng đó là Lão Gô-ri-ô mà mừng trang cuối cùng được diễn đạt bằng nghệ thuật độc đáo. Đó là đoạn Đám tang lão Gô-ri-ô.
 
II. Thân bài
 
A. TÌNH TIẾT
 
1. Ông Gô-ri-ô chết trong cô độc, không người thân thuộc. Trong những ngày cuối đời, ông sống bằng của bố thí thì khi chết, ông cũng được bố thí bởi những người xa lạ. Cái chết của nhân vật này như mang nặng nỗi đau của một số phận bất hạnh, thừa thãi trên đời, nhưng vẫn vang vọng lời kêu gọi tình cảm cha con vốn đã tắt từ lâu trong lòng của hai cô con gái ông.
 
2. Hai chàng trai sinh viên tốt bụng sắp xếp tang lễ bằng những phương tiện đơn sơ, với một lễ vãn khóa chóng vánh, tại một ngôi giáo đường nhỏ dành cho kẻ khó. Cảnh chôn cất thật não lòng, không người thân thích, diễn ra trong một buổi hoàng hôn thê lương.
 
B. THỜI GIAN, KHÔNG GIAN
 
1. Thời gian được kể lại khá chính xác: Nghi lễ cử hành ở nhà thờ mất hai mươi phút rối đến sáu giờ, xác ông cụ Gô-ri-ô được hạ huyệt. Cuối cùng, thời gian như đọng lại vào lúc ngày tàn, một buổi hoàng hôn ẩm ướt...
 
2. Không gian trong truyện thuộc vùng ngoại ô buồn tẻ của Pa-ri ngày xưa. Nhà thờ Thánh Ê-chiên-Đuy-Mông là ngôi nhà thờ có thật, được xây dựng từ thế kỉ XVII, có đặt thánh tích của Nữ thánh Giơ-nơ-vie-vơ báo trợ kinh thành Pa-ri. Ngôi giáo đường nhỏ, thấp và tối cùng với nghĩa trang Cha La-se-dơ được lập ra năm 1804... Tất cả vừa thấm đậm ấn tượng như thật của truyện, vừa làm tăng thêm tính chất buồn thảm của đám tang.
 
Đoạn văn như cố tình không nhắc đến âm thanh, tiếng động. Không có tiếng bánh xe lăn trên đường dù có xe ngựa đưa tang, không nghe tiếng xẻng dù người ta đang lấp đất trên áo quan, bài thánh thi và hai bài kinh làm lễ như mất hút cả âm vang.
 
3. Tiếng nói nhân vật cũng hiếm hoi. Ngoài lần nói ngắn giữa mụ Vô-ke và Ra-xơ-nhắc, đoạn văn còn lại hai lần đối thoại một chiều:
 
“Đúng thế đấy, cậu G-gien ạ. Cri-xtô-phơ nói, ông cụ là người tử tế và đứng đắn, chưa bao giờ to tiếng, không hề làm hại ai và chưa từng làm điều gì nên tội”.
 
Nội dung câu nói của Cri-xtô-phơ gợi lên một nghịch lí đáng buồn: người càng tốt bụng bao nhiêu thì cái chết của người ấy càng bi thương bấy nhiêu.
 
“Không có người đưa đám, vị linh mục nói, chúng ta có thể đi nhanh để khỏi chậm trễ, đã năm giờ rưỡi rồi”.
 
Lời nói làm người đọc mủi lòng trước một đám tang nghèo, không có người đưa đám, nên làm cho nhanh, qua quýt cho xong việc.
 
C. NHÂN VẬT
 
1. Lão Gô-ri-ô đã chết, nhưng vẫn cứ là nhân vật trung tâm của đoạn văn trích cũng như của tác phẩm. Ông vốn là người cha thương con đến mê muội, đã trút hết tiền bạc cho hai cô con gái. Chúng chỉ yêu tiền nên ông bị chúng bỏ mặc trong tuổi già, bỏ mặc khi hấp hối và bỏ mặc lúc lìa đời. Nhân vật lão Gô-ri-ô tiêu biểu cho một người gánh chịu số phận bất hạnh trong một thời đại mà đạo đức bị đánh đổ nhanh chóng bởi lợi nhuận, đồng tiền và danh vị bề ngoài.

2. Hai cô con gái của lão Gô-ri-ô cũng không xuất hiện trong đoạn này, nhưng tác giả đã ba lần nhắc đến họ:
 
- Khi tẩm liệm: cái hình ảnh thuộc về một thời mà Đen-phin và A-na-xta-đi còn bé bỏng, đổng trinh, trong trắng và không biết lí sự ...
 
Khi xe tang sắp chuyển bánh đến nghĩa trang thì xuất hiện hai chiếc xe có treo huy hiệu nhưng không có người ngồi, một cúa bá tước Đơ Rex tô và một của nam tước Đơ Nuy-xin-ghen: tác giả nhắc đến hai cô con gái của lão Gô-ri-ô bằng tên của chồng họ.
 
Cách nhắc lại như trên cho thấy quá trình biến chất của họ, ở cùng một thành phố mà lánh mặt cha, xấu hổ vì cha nghèo - nghèo sau khi trút sạch tiền bạc cho họ - lúc cha ốm đau, họ chẳng đoái hoài, khi cha chết, họ không có mặt. Đến khi đưa xác cụ ông về nơi an nghỉ cuối cùng, chỉ có hai chiếc xe nhưng không có người ngồi. Hình ảnh hai chiếc xe trống không tượng trưng những con tim rỗng không tình cha con, thái độ vô ơn bội nghĩa đối với người cha yêu thương họ và chưa từng làm điều gì nên tội.
 
3. Rax-ti-nhắc là một sinh viên khoa luật, nghèo nhưng giàu lòng nhân ái.
 
- Chàng hiểu rõ lòng thương con của ông Gô-ri-ô nên kính cẩn đặt lên ngực ông cụ (...) trái tim đeo linh nền vàng trong có tóc của hai cô con gái.
 
- Xúc động trước một cái chết buồn thảm, chàng đã xiết chặt bàn tay Cri-xtô-phơ mà không nói nên lời.
 
Cuối cùng, khi chàng nhìn ngôi mộ và vùi xuống đấy giọt nước mắt cuối cùng của người trai trẻ thì từ mỗi xúc động thiêng liêng của một trái tim trong trắng, niềm khát vọng về tình người cao đẹp đang dạt dào dâng lên trong lòng chàng, như vút lên tận trời cao.
 
III. Kết bài
 
- Đám tang lão Gô-ri-ô được miêu tả bằng một nghệ thuật độc đáo, kể và gợi nhiều hơn tả. Nghệ thuật này còn có tác dụng khắc họa số phận bất hạnh, cái chết bi đát của nhân vật trung tâm của truyện.
 
- Qua đó, Ban-dắc muốn vạch rõ sự biến chất vì đồng tiền của con người trong xã hội tư sản, đúng như lời bình của chính tác giả: “Lão Gô-ri-ô, cuốn sách tuyệt vời, nhưng buồn ghê gớm là buồn, để nói lên sự thật đầy đủ, phải vạch ra cái đạo đức thối tha của Pa-ri”.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây