© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Dàn ý: Phân tích đoạn thơ “Nỗi sầu oán của người cung nữ” trích “Cung Oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều.

Thứ tư - 17/05/2017 06:21
Dàn ý chi tiết đề bài: Phân tích đoạn thơ “Nỗi sầu oán của người cung nữ” trích “Cung Oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều.
I. Mở bài
 
Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều là khúc ca ai oán của người cung nữ có tài sắc, trước được nhà vua yêu đầu nhưng chẳng bao lâu bị ruồng bỏ.
 
Đoạn thơ Nỗi sầu oán của người cung nữ trích từ câu 209 đến câu 244 của Cung oán ngâm, biểu hiện nỗi xót thương cho thân phận người cung nữ và oán trách nhà vua phụ bạc bằng nghệ thuật biểu đạt phong phú, già dặn, ngôn ngừ tài hoa, đài các, nhiều điển tích.
 
II. Thân bài.
 
A. THÂN PHẬN NGƯỜI CUNG NỮ
 
Thân phận của người cung nữ trong phần đầu của đoạn trích hiện lên hết sức bi thảm. Bị bỏ rơi mà đâu được buông tha. Hết ngày lại đêm, nàng cứ phải đứng tủi ngồi sầu, khắc khoải ngóng chờ vô vọng. Đoạn thơ rất ít nói đến tâm trạng nhưng lại đầy ắp tâm trạng và mỗi hình ảnh lại gợi lên một nét tâm trạng: lầu đãi nguyệt, gác thưa lương, phòng tiêu, gương loan...
 
Từ ngấn phượng liễu đến dẫu dương xa... cho thấy sự gặp gỡ đầm ấm ngày nào giờ chỉ còn là dấu tích mờ nhạt.
 
Lầu Tần chiều nhạt vẻ thu gợi một khung cảnh buồn vắng đến nao lòng. Gối loan tuyết đông, chăn cũ giá đông có hai hình ảnh đậm tính ước lệ. Người vẫn ở đây (cung nữ) sao có cảnh tuyết đông, giá đông, cái lạnh lẽo buốt giá ấy không phải từ bên ngoài mà từ trong lòng cô đơn, sầu tủi của người cung nữ.
 
Nhiều hình ảnh miêu tả không gian (cung quế, lầu Tần, phòng tiêu, thâm khuê..) đều là những không gian tâm trạng. Mỗi từ gợi không gian lại đi liền với một từ thể hiện tâm trạng. Cung quế thì âm thầm chiếc bóng, phòng tiêu thì lạnh ngắt như đồng, thâm khuê thì vắng ngắt như tờ,.. Dù được miêu tả từ nhiều góc khác nhau nhưng các hình ảnh không gian đều có đặc điểm chung, đó là sự lạnh lẽo, trống vắng đến ghê người.
 
Cũng như không gian, thời gian được thể hiện trong đoạn trích cũng đầy ắp tâm trạng: đêm năm canh, ngày sáu khắc, chiều ủ dột, chiều nhạt vẻ thu... Thời gian không chỉ được nhắc đến mà còn được tả lại trong cảm giác dài dằng dặc, lặp đi lặp lại, tưởng như không bao giở kết thúc.
 
II. NỖI SẦU OÁN
 
Cung oán ngâm chủ yếu là lời than, những lời than của người cung nữ thật thê thảm. Đó là tiếng kêu thì đúng hơn. Ở đây buồn bã hay oán trách đều gay gắt, mãnh liệt.
 
Một nỗi buồn u ám, nặng nề:
 
Lạnh lùng thay giấc cô miên!
Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u.
 
Hương đốt lên để cho phòng ấm áp, thơm tho, thế mà chỉ gây cho người cái cảm giác vắng lặng, tịch mịch. Đèn đốt lên cốt để gom lại ánh sáng, thế mà chỉ gây cảm giác âm u, tăm tối. Cảm giác tịch mịch, thâm u không phải là cảm giác trực tiếp gây nên bởi mùi hương hay bóng đèn, mà chính là cái cảm giác trong tâm hồn của người cung nữ.
 
Nàng ý thức rất rõ kẻ đã gây tai họa khủng khiếp đời mình. Người ta đã giết mình, không phải bằng gươm sắc mà bằng cách kéo dài cuộc sống đày ải trong cảnh chăn đơn gối chiếc, cưa mốc sân rêu.
 
Qua lời thở than oán trách, những vua những chúa hiện lên đúng bộ mặt của kẻ tráo trở, tàn nhẫn:
 
Khoảnh làm chi bầy chúa xuân!
Chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thôi.
 
Người cung nữ sở dĩ rơi vào tình cảnh như vậy do chế độ phong kiến đã sinh ra bọn vua chúa vừa háo sắc lại vừa tàn nhẫn, vô tình. Vua chúa tha hồ tuyển cung nữ để hưởng lạc thú, xong rồi bỏ mặc những người phụ nữ trong cảnh cô đơn, sầu muộn để tìm nguồn lạc thú khác, khiến cho những người cung nữ sầu tủi, uất hận từ ngày này sang tháng khác, không hao giờ thoát khói tình cảnh thê lương đó.
 
Cuối cùng nàng phản ứng một cách quyết liệt:

Giết nhau chẳng cái lưu cầu
Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa!
 
Dang tay muốn dứt tơ hồng,
Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra.
 
III. Kết bài.
 
Qua đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ, tác giả đã thể hiện được tất cả nỗi niềm bi phẫn của người cung nữ trong tình cảnh sống thê thảm, sau khi bị nhà vua ruồng bỏ. Chớ độ vua chúa ngày xưa đã chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, nhất là người phụ nữ. Tiếng nói nhân văn sâu sắc ở đây chính là sự cảm thông với cảnh ngộ của những con người khốn khổ, nạn nhân của chế độ phong kiến ấy.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây