© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ Văn 7 (Đề số 5)

Thứ tư - 21/11/2018 05:16
Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ Văn 7, gồm hai phần: Trắc nghiệm và tự luận, có đáp án và hướng dẫn giải
1. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm).
“Chương Dương cướp giảo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy ngàn thu.”
(Ngữ văn 7 - tập 1)
Câu 1: Nhan đề của bài thơ trên là:
A. Sông núi nước Nam.
B. Tình dạ tứ.
C. Hồi hương ngẫu thư.
D. Phò giá về kinh.
 
Câu 2: Tác giả của bài thơ trên là:
A. Phạm Ngũ Lão.
B. Lý Thường Kiệt,
C. Trần Quang Khải.
D. Lý Bạch.
 
Câu 3: “Về kinh” ở đây là về đâu?
A. Về Hoa Lư.
B. về kinh đô Huế.
C. Về Thăng Long.
D. về Gia Định.
 
Câu 4: Ý nào dưới đây diễn đạt chính xác nội dung định nghĩa “ca dao, dân ca”?
A. Đó là những tác phẩm văn học truyền miệng.
B. Đó là những bài thơ được truyền tụng từ xưa đến nay.
c. Đó là những bài thơ - bài hát trữ tình dân gian.
D. Đó là những bản nhạc do nhân dân lao động sáng tạo nên.
 
2. TỰ LUẬN (7 điểm)
Cảm nghĩ của em về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.
 
------------------------------------

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
 
1. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. D
Câu 2. C
Câu 3. C
Câu 4. C
 
II. TỰ LUẬN
Gợi ý:
Đây là kiểu bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Học sinh tùy ý thể hiện nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Mở bài:
Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
2. Thân bài:
- Nội dung: Bạn đến thăm Nguyễn Khuyến trong tình huống như thế nào? Tình bạn của hai người ra sao? Em có suy nghĩ gì về tình bạn của tác giả? Có thể liên hệ quan niệm của bản thân về tình bạn.
- Hình thức: Đây là một bài thơ Nôm Đường luật được đánh giá là một trong những bài thơ hay nhất, có một vẻ đẹp dung dị với những lời thơ thuần Việt, mộc mạc, nhuần nhị, hồn nhiên. Ngoài ra, Nguyễn Khuyến cũng sử dụng rất khéo léo cách nói thậm xưng, hóm hỉnh nhưng ẩn sau đó là một tấm lòng chân thành, đôn hậu.
(Có thể liên hệ với nhiều bài thơ khác để thấy tài sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Khuyến).
c. Kết luận: Ấn tượng chung về bài thơ.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây