© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra học kì 2, môn Ngữ Văn 8

Thứ ba - 01/02/2022 08:12
Đề kiểm tra học kì 2, môn Ngữ Văn 8, gồm hai phần: trắc nghiệm và tự luận. Có đáp án và hướng dẫn chấm điểm.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Đọc kĩ các câu hỏi sau và chọn phương án trả lời đúng nhất để làm vào phần bài làm.
Câu 1 : Bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ) đã khơi gợi tình cảm gì ở người dân Việt Nam đương thời ?
     A. Sự chán ghét thực tại tù túng        
     B. Lòng yêu nước thầm kín
     C. Lòng căm thù giặc  
     D. Mong muốn được thoát li cuộc sống thực tại

Câu 2 : Khi viết, đặc điểm chính để nhận biết câu nghi vấn là gì ?
     A. Phải có từ nghi vấn
     B. Phải có ngữ điệu hỏi
     C. Phải có dấu chấm hỏi ở cuối câu
      D. Phải có từ nghi vấn và có dấu chấm hỏi ở cuối câu

Câu 3 :Từ “nghe” trong câu thơ “Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” (Quê hương - Tế Hanh) được hiểu theo nghĩa như thế nào?
      A. Nghĩa hoán dụ                     B. Nghĩa ẩn dụ
      C. Nghĩa thực                          D. Nghĩa vừa tả thực vừa hoán dụ

CÂU 4:   “Nam không đi Huế”.Câu  trên thuộc kiểu câu gì?
           A.Câu trần thuật                                           C. Câu cảm thán                                          
           B.Câu phủ định.                                            D. Câu cầu khiến

 Câu 5:Dòng nào nói đúng nhất nội dung phản ánh của “Chiếu dời đô”(Lí Công Uẩn)?
A. Phản ánh khát vọng của nhân dân Đại Việt về một đất nước độc lập, tự cường và thống nhất
B. Phản ánh ý chí tự cường của nhân dân Đại Việt và của một ông vua yêu nước
C. Phản ánh ý chí của một ông vua yêu nước, có tầm nhìn xa trông rộng
D. Phản ánh ý chí của một ông vua yêu nước, có tài lãnh đạo đất nước

Câu 6 : Dòng nào nói không đúng về mối liên hệ giữa các luận điểm trong một bài văn nghị luận ?
A. Sắp xếp theo một trình tự hợp lí
B. Có sự liên kết chặt chẽ với nhau
C. Không bao giờ được chồng chéo, trùng lặp
D. Luận điểm sau bao giờ cũng phải làm sáng tỏ luận điểm trước

Câu 7 :Văn bản “Đi bộ ngao du” (Ru- xô)? bàn về vấn đề gì?
A. Về vấn đề giáo dục                          B. Về chuyện đi bộ ngao du
C. Về lợi ích của việc đi bộ ngao du    D. Vấn đề thể dục, thể thao

  Câu 8 :Câu nào trong bài ca dao sau có sử dụng hiện tượng đảo trật từ từ?
A. Trong đầm gì đẹp bằng sen
B. Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
C. Nhị vàng, bông trắng, lá xanh,
D. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

II.PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm)
       Đọc kĩ đoạn trích sau:
    “Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết tất cả của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ bỏ tiền túi ra mua, đến các vật kỉ niệm đủ thứ,v.v…trước khi đưa họ đến Mác-xây xuống tàu về nước đó sao? Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao? Về đến xứ sở, chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước: “ Các anh đã bảo vệ tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!” đó sao?”

Câu 1: ( 1điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai? Em hãy cho biết  nhan đề của văn bản có ý nghĩa gì?
Câu 2: ( 1 điểm) Câu “Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao?” Thuộc kiểu câu gì? Hành động nói là gì?
Câu 3:  ( 6 điểm ) Sau khi học văn bản “Bàn luận về phép học ” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp , em hãy trình bày suy nghĩ về tình hình học tập của học sinh hiện nay .

 
HẾT
---------------------
 
ĐÁP ÁN

I / Trắc nghiệm(Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B D B B A D C C
 II/ Tự luận:
Câu 1: (1 điểm)
     Đoạn văn trên trích trong văn bản “ Thuế máu” ( 0,25 điểm)
     Tác giả Nguyễn Ái Quốc ( 0,25 điểm)
    Ý nghĩa nhan đề :“ Thuế máu” là thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng nhất, thứ thuế bóc lột xương máu, mạng sống những người dân thuộc địa của chính quyền thực dân.(0,5điểm)
Câu 3: ( 1 điểm)
      Câu Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? Thuộc kiểu câu nghi vấn ( 0,5 điểm). Hành động nói là khẳng định ( 0,5 điểm)
Câu 4: (6 điểm)
Học sinh có thể trình bày bài theo nhiều cách khác nhau miễn đáp ứng đúng yêu cầu về nội dung và hình thức diễn đạt.
- Yêu cầu về nội dung: Hiểu được tình hình học tập của học sinh hiện nay :tích cực và chưa tích cực. Sau đó đề ra cách học hiệu quả, thiết thực.
- Yêu cầu về hình thức diễn đạt:
 - Diễn đạt rõ ràng, trong sáng, gợi cảm.
- Bố cục đủ 3 phần.
  • Gợi ý:
A/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần bàn bạc: tình hình học tập của học sinh ngày nay.(0,5điểm)
B/ Thân bài:
1/ Giải thích nghĩa từ: học tập là gì?.(0,5 điểm)
2/ Biểu hiện trong việc học của học sinh hiện nay?(1điểm)
  • Tích cực.
  • Tiêu cực.
3/ Nguyên nhân dẫn đến tình hình học tập hiện nay.(1điểm)
4/ Tác hại của lối học tiêu cực.(1điểm)
5/ Biện pháp học tập đúng đắn.(1điểm)
C/ Kết bài:
  • Khẳng định tầm quan trọng của mục đích học đúng đắn.(0,5điểm)
  • Liên hệ bản thân.(0,5điểm)
Lưu ý khi cho điểm:
- Chấm 4 - 6điểm đối với bài làm sâu sắc với nội dung phong phú, hấp dẫn; phù hợp với kiểu văn bản  đã chọn; bố cục 3 phần chặt chẽ; diễn đạt trong sáng, mạch lạc.
- Chấm  2,5 – 4  điểm đối với bài làm khá  sâu sắc với nội dung  khá tương đối hấp dẫn phong phú, hấp dẫn; phù hợp với kiểu văn bản  đã chọn; bố cục 3 phần tương đối  chặt chẽ; diễn đạt tương đối mạch lạc, khá trong sáng.
- Chấm 1– 2 điểm nội dung đúng nhưng chưa phong phú, chưa hấp dẫn; bố cục tương đối rõ ràng không cân đối.
- Chấm 0 điểm : bỏ giấy trắng ( hoặc sai trầm trọng về mặt nhận thức ).

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây