© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Ngữ Văn 12, Bài 3: Luật thơ

Thứ hai - 25/05/2020 01:11
Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Ngữ Văn 12, Bài 3: Luật thơ.
Câu 1. Điểm giống và khác nhau giữa thể thơ năm tiếng hiện đại và thơ ngũ ngôn cách luật Đường thi về vần, hài thanh và nhịp điệu?
So sánh thơ ngũ ngôn và thơ năm chữ
• Điểm giống nhau: số lượng chữ trong mỗi dòng đều là 5
• Điểm khác nhau:
  Thơ ngũ ngôn cách luật Thơ năm tiếng
Khổ thơ - Thường chia khổ - Có thể chia khô hoác không chia khổ
Vần - Thường gặp nhất là vần gián cách - Có thể gieo vần gián cách, vần liền hoặc vần giao nhau
Hài thanh
Nhịp
- Chú trọng sự hài hoà về thanh điệu
- Nhịp phổ biến là 2/3
- Có sự hài hoà trong việc sử dụng các thanh bằng trắc
- Nhịp thơ phổ biến là 3/2

Câu 2. Thơ thất ngôn truyền thống có điểm gì giống và khác với thơ bảy tiếng hiện đại?
So sánh thơ thất ngôn và thơ bảy chữ
• Điểm giống nhau: số lượng chữ trong mỗi dòng đều là 7
• Điểm khác nhau:
 
  Thơ thất ngôn Đường luật Thơ bảy tiếng hiện đại
Khổ thơ - Thường chia khổ - Có thể chia khô hoác không chia khổ
Vần - Thường gặp nhất là vần chân, vần gián cách, thường có một vần chính trong mỗi khổ. - Có thể gieo vần liền hoặc vần gián cách, có thể gieo vần chính hoặc vần thông.
Hài thanh
Nhịp
- Chú trọng sự hài hoà về thanh điệu
- Nhịp phổ biến là 2/2/3 hoặc 4/3
- Có sự đối lập trong việc sử dụng thanh bằng trắc
- Nhịp thơ được ngắt linh hoạt 2/2/3 hoặc 4/3

Câu 3. Vai trò của thanh điệu trong việc ngắt nhịp dòng thợ? Thử ngắt nhịp câu thơ sau đây theo như những cách khác nhau “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
Thanh điệu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra sự hài thanh trong mỗi dòng thơ và giữa các dòng thơ với nhau. Trong luật thơ, những tiếng có thanh bằng hoặc trắc luân phiên ở những vị trí cố định có sự đối xứng với nhau tạo nên sự hài thanh. Luật thơ tiếng Việt đã được tổng kết theo luật hai, bốn, sáu (nhị, tứ, lục) tức là tiếng thứ 2, thứ 4, thứ 6 là vị trí đối xứng ổn định.
Ví dụ: Thơ lục bát
bàng đang đỏ ngọn cây
        B             T           B
Sếu giang mang lanh đang bay ngang trời
         B                 T              B               B
Thơ thất ngôn bát cú
Bước tới Đèo Ngang bóng xế
           T            B                T
Cỏ cây chen , đá chen hoa
       B           T         B
Có thể có sự trùng lặp về thanh điệu ở những vị trí thứ 2, 4, 6 ở thể thơ lục bát và sự đối lập giữa dòng 1 và dòng 2 trong thơ Đường luật. Sự ổn định về vị trí được lặp lại của thanh điệu tạo thành điểm nhấn cho sự ngừng nhịp.
- Câu thơ “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy có thể được ngắt nhịp theo những cách như sau:
Sau lưng/ thềm nắng/ lá rơi đầy
Sau lưng thềm/ nắng/ lá/ rơi đầy
Sau lưng/ thềm/ nắng/ lá/ rơi đầy
Sau lưng thềm nắng/ lá rơi đầy

Câu 4. Nhịp điệu là gì? Nhịp trong thơ lục bát khác thơ thất ngôn như thế nào?
Nhịp điệu gồm hai yếu tố: nhịp và điệu
- Nhịp là một đơn vị cơ bản của nhạc điệu, là một tổ hợp gồm một hay nhiều âm tiết, được đánh dấu bằng một chỗ ngừng, gọi là chỗ ngừng nhịp. Ngắt nhịp theo mô hình luật thơ dựa vào các thanh không đổi luân phiên, đối xứng bằng trắc, chỗ ngắt nhịp có thể ngừng hoặc dùng âm điệu khi ngâm hoặc hát.
- Điệu (âm điệu) là một thể phức hợp các tiếng gồm một chuỗi nhịp được đánh dấu bằng chỗ ngừng nhịp, sự hài hoà của âm vực và khả năng tạo âm hưởng của nhịp, làm nên đường nét âm điệu của các dòng thơ. Không có một mô hình chung cho âm điệu, mỗi dòng thơ có một đường nét âm điệu riêng.
- Như vậy, nhịp điệu thơ bao gồm nhịp và điệu của dòng thơ, có sự phối hợp gắn kết trong một dòng và giữa các dòng với nhau tạo thành giọng điệu riêng của đoạn thơ hoặc bài thơ.
- Nhịp trong thơ lục bát thường là nhịp chẵn, thơ thất ngôn Đường luật thường là nhịp chẵn – lẻ: 4/3 hoặc 2/2/3 , nếu là song thất lục bát thì thường có nhịp lẻ - chẵn: 3/4 hoặc 3/2/2.

Câu 5. Hiệu quả của cách gieo vần trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan
Các em tự làm

Câu 6. Lục bát trong thơ có điểm gì khác với thể lục bát trong ca dao?
Thể lục bát của ca dao khác với thơ lục bát ở chỗ: Lục bát trong ca dao khá uyển chuyển về số tiếng, thanh điệu, nhịp và vần. Ca dao lục bát có thể gieo vần trắc (trong khi thơ lục bát gieo vần bằng):
Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn nó quyện nhau đi
Hoặc có sự đối lập bằng – trắc ở các tiếng thứ 6
Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương
Tiếng thứ hai trong thơ lục bát thường là thanh bằng nhưng trong ca dao tiếng thứ hai có thể là thanh trắc
oản anh tình phụ xôi
Có cam phụ quýt có người phụ ta
Trong ca dao lục bát, câu bát có thể có nhiều hơn tám tiếng
Yêu nhau thì yêu cho trắc
Cầm bằng trúc trắc thì trục trặc cho luôn
Lục bát trong ca dao chỉ là một trong nhiều thể loại của thơ ca dân gian. Hay nói đúng hơn, thể lục bát vốn là một thể thơ dân gian nguyên sơ mà sau này được hoàn thiện hơn trong thơ.

Câu 7. Vì sao thơ tự do dường như không ngâm được như thơ cách luật?
Thơ tự do thường không ngâm được như thơ cách luật bởi thơ tự do không có mô hình âm luật nhất định. Người đọc chỉ có thể đọc tròn vành rõ chữ và có thể linh hoạt ngắt nghỉ theo cảm xúc của cá nhân. Do vây thơ tự do thường có nhiều cách ngắt nhịp khác nhau và mỗi cách ngắt nhịp có thể đem đến một cách hiểu khác nhau
Ví dụ:
Một trời thu rộng mấy hàng mây nao
Một trời thu / rộng mấy hàng mây nao
Một trời / thu rộng mấy hàng/ mây nao
Một trời thu/ rộng/ mấy hàng mây nao
 .......
(Huy Cận)
Giọt sương gieo nặng/ cành xuân la đà
Một mình/ lặng ngắm bóng nga
Rộn đường gần/ với nỗi xa/ tơi bời
(Nguyễn Du)
Giọt sương gieo/ nặng cành xuân la đà
Một mình/ lặng ngắm/ bóng nga
Rộn đường gần/ với nỗi xa tơi bời
Giọt sương gieo/ nặng cành xuân/ la đà
Một mình/ lặng/ ngắm bóng nga
Rộn/ đường gắn với nỗi xa/ tơi hời
……

Câu 8. Đoạn thơ sau thuộc thể thơ nào?
Nước của chúng ta
Nước của những người không bao giờ khuất
Đêm đêm thì thầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)

Đoạn thơ này thuộc thể thơ tự do vì không tuân theo một mô hình âm luật cố định nào.

Câu 9. Hai đoạn thơ sau thuộc thể thơ nào?
Chúng tôi có những kỉ niệm riêng, những bài học, những điều để nghĩ.
Chúng tôi đầy rừng, tắm giặt, hái rau, đào hầm, mơ mộng, sống đời thường suốt cuộc chiến tranh, yêu đời lính yêu luôn gian khổ.
Dù hăm hở đến đâu, bước chân anh cũng không sao đến được các trung đoàn. Trung đoàn hành quân, trung đoàn tăng gia, trung đoàn đánh lấn, trung đoàn luồn sâu vu hồi đánh úp, xé kẻ thù trong thế cài răng lược khắp Tây Nguyên.
(Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh)

Tôi gặp hoa bất ngờ trong ban mai, bấy giờ giêng hai, sương muối vãi long lanh đầu ngọn cỏ. Cao nguyên trải một màu xanh nắng gió, hoang vắng mình tôi khẽ lạc chân vào.
Hương mách đường đi trong nôn nao. Mắt thấp thỏm đón muôn hồng nghìn tía. Nếu là cúc là lan là hồng hay là huệ... thì hương thơm tuyệt thế đoán ra rồi.
(Hoa núi – Nguyễn Thị Mai)

Hai đoạn thơ trên thuộc thể: Thơ văn xuôi

Câu 10. Xác định cách gieo vần trong đoạn thơ sau:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai
(Chinh phụ ngâm)

Gieo vần lưng nhưng dùng thanh trắc ở hai dòng thất

Câu 11. Xác định cách gieo vần trong đoạn thơ sau:
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi hay
(Vũ Đình Liên)

Vần giao nhau

Câu 12. Xác định cách gieo vần, ngắt nhịp và hài thanh của các câu thơ thất ngôn trong trường hợp sau:
Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam tuyền mờ Mịt thức mây
Chín lần gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh...
(Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm)

Vần chân vần lưng

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây