© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập tiếng việt 3 tuần 1

Thứ bảy - 05/08/2017 00:23
Giải bài tập tiếng việt 3 tuần 1, chủ điểm: Măng non

Tập đọc:  Cậu bé thông minh
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ khó: bình tĩnh, xin sữa, đuổi đi, bật cười,... Ngắt nghỉ đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Biết phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật (cậu bé, nhà vua).
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu nghĩa của các từ: bình tĩnh, kinh đô, om sòm, trọng thưởng. Hiểu nội dung ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé.
B. Tìm hiểu nội dung
Câu chuyện Cậu bé thông minh gồm ba đoạn:
- Đoạn 1: Nhà vua muôn tìm người tài giỏi, nên đưa ra một lệnh hết sức vô lí (nộp một con gà trống biết đẻ trứng) khiến cả làng đều sợ hãi, riêng có cậu bé tỏ ra bình tĩnh và đòi cha cho lên kinh đô để gặp Đức vua và hứa sẽ lo được việc này.
- Đoạn 2: Cậu bé nói một chuyện vô lí đế làm cho nhà vua phải thừa nhận: lệnh của ngài là oái oăm, không thê thực hiện được.
- Đoạn 3: Cậu bé yêu cầu sứ giả một việc khiến vua không thể thực hiện được, và chính lời đề nghị của cậu bé khiến vua phải trọng thưởng và công nhận: cậu là một người tài giỏi.
I. Hướng dẫn luyện đọc
Khi đọc chú ý phát âm rõ các từ: bình tĩnh, kinh đô, đuổi đi, xin sữa... Phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật:
- Lời người dẫn chuyện chậm rãi ở những dòng mở đầu câu chuyện; thể hiện sự lo lắng trước yêu cầu của nhà vua; thoải mái sau mỗi lần cậu bé qua được thử thách của nhà vua. Ví dụ:
+ Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước.// Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ/ nộp một con gà trống biết đẻ trứng,/ nếu không có/ thì cả làng phải chịu tội.// (giọng đọc chậm rãi).
+ Vua bật cười,/ thầm khen cậu bé,/ nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé lần nữa.// (giọng thoải mái)
- Giọng cậu bé lễ phép, tự tin.
+ Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua,/ con sẽ lo được việc này.//
- Giọng nhà vua oai nghiêm, có lúc vờ bực tức quát.
+ Cậu bé kia,/ sao dám đến đây làm ầm ĩ.// (giọng oai nghiêm).
+ Thằng bé này láo,/ dám đùa. với trẫm!// Bố người là đàn ông thì sao đẻ được!// (giọng bực tức).
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài giỏi?

Để tìm người tài giỏi, nhà vua đã lệnh cho mỗi làng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng
2. Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
Dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua vì gà trống không biết đẻ trứng.
3. Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí?
Để vua thấy lệnh của ngài là vô lí, cậu bé đã kể một chuyện khiến nhà vua cho là vô lí (bố đẻ em bé) để từ đó vua phải thừa nhận: lệnh của ngài khiến mọi người không thể thực hiện được.
4. Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì? Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy?.
- Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé đã yêu cầu sứ giả: rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
- Cậu bé yêu cầu như vậy là để vua không thể làm nổi và như thế cậu bé khỏi phải thực hiện lệnh của vua.

Kể chuyện:  Cậu bé thông minh
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng nói: Dựa vào tranh biết kể lại từng đoạn của câu chuyện, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn và kể tiếp được lời kể của bạn.
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn kể chuyện)
Khi kể chuyện phải kể bằng ngôn ngữ tự nhiên của các em, tránh đọc thuộc lòng câu chuyện trong sách, cần phân biệt lời người kể chuyện với lời nhân vật (phần này đã hướng dẫn kĩ trong bài tập đọc).
* Dựa vào các tranh sau (SGK trang 5), kể lại từng đoạn câu chuyện Cậu bé thông minh:
+ Tranh 1.

Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài giỏi ra giúp nước. Vua bèn nghĩ ra một kế là lệnh cho mỗi làng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không cả làng phải chịu tội. Lệnh vua ban ra khiến cả làng lo sợ, chỉ có một cậu bé tỏ ra rất bình tĩnh, cậu đã nói với cha:
- Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này. Cả làng nửa tin, nửa ngờ nhưng cũng đành cấp tiền cho cha con lên đường hi vọng sẽ giải quyết được việc này.
+ Tranh 2.
Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om sòm. Thấy lạ, vua cho gọi vào. Cậu nói với vua:
- Cha con đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em, con không xin được, liền bị đuổi đi.
Vua nghe và cho là vô lí, thấy thê cậu bé liền nói:
- Vậy sao Đức vua lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà trống biết đẻ trứng.
Vua bật cười khen thầm cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lần nữa.
+ Tranh 3.
Vua sai sứ giả đem một con chim sẻ nhỏ và yêu cầu cậu bé làm ba mâm cỗ. Cậu bèn đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu và nói:
- Xin ông về tâu với Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
Vua biết cậu bé là một người tài giỏi bèn trọng thưởng cho cậu và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài.

Chính tả (Tập chép):  Cậu bé thông minh
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng viết chính tả: Chép lại chính xác một đoạn trong bài Cậu bé thông minh (từ Hôm sau... đến để xẻ thịt chim).
- Biết cách trình bày một đoạn văn. Biết viết hoa chữ cái đầu câu. Viết đúng những tiếng có âm vần dễ lầm l/ n; an / ang.
- Ôn bảng chữ cái. Điền đúng 10 chữ cái, chép tên của 10 chữ cái đó vào bảng và thuộc lòng.
B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn tập chép:
Đoạn chép gồm ba câu:
- Câu 1: Hôm sau, nhà vua... làm ba mâm cỗ.
- Câu 2: Cậu bé đưa cho sứ giả... nói:
- Câu 3: Xin ông về tâu... xẻ thịt chim.
Cuối câu 1 và câu 3 có dấu chấm, cuối câu 2 có dấu hai chấm.
Chú ý viết đúng các từ khó: chim sẻ, mâm cỗ, sứ giả, xẻ.
II. Hướng dẫn làm bài tập
1. Tập chép:
Cậu bé thông minh (từ Hôm sau...đến xẻ thịt chim).
- Lời nói của cậu bé được đặt sau dấu hai chấm và dấu gạch ngang.
- Những chữ trong bài phải viết hoa: Hôm, Cậu, Xin, Đức Vua.
2. Điền vào chỗ trống:

a) l hay n ? - hạ lệnh               b)an hay ang?  - đàng hoàng
                   - nộp bài                                      - đàn ông
                   - hôm nọ                                      - sáng loáng
3. Viết vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau.

Số thứ tự

Chữ

Tên chữ

1

a

a

2

ă

á

3

â

4

b

5

c

6

ch

xê hát

7

d

8

đ

đê

9

e

e

10

ê

ê


Tập đọc:  Hai bàn tay em
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy cả bài, phát âm đúng các từ khó: xinh, ngủ, giăng giăng, thủ thỉ.
- Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu nghĩa của các từ: siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ.
- Hiểu nội dung từng khổ thơ và ý nghĩa của bài thơ: Hai bàn tay rất đẹp, rất đáng yêu và rất có ích.
B. Tìm hiểu nội dung
Bài thơ Hai bàn tay em gồm năm khổ thơ.
- Khổ thơ 1: Tả đôi bàn tay em rất xinh đẹp như nụ hoa đầu cành.
- Khổ thơ 2: Khi bé ngủ hai bàn tay luôn ở bên cạnh.
- Khổ thơ 3: Bàn tay chăm chỉ giúp em đánh răng, chải tóc.
- Khổ thơ 4: Khi bé ngồi học bài bàn tay siêng năng làm cho những hàng chữ nở hoa trên giấy.
- Khổ thơ 5: Khi chỉ có một mình, bé thủ thỉ với hai bàn tay.
1. Hướng dẫn luyện đọc
- Đọc bài thơ, với giọng vui tươi, dịu dàng, tình cảm.
- Chú ý phát âm đúng các từ khó (Xem mục A. Mục tiêu bài học).
- Nghỉ hơi ngắn khi đọc hết một dòng thơ, nghỉ hơi dài khi đọc hết một khổ thơ. Ví dụ: Đêm em nằm ngủ/ Hai hoa ngủ cùng/ Hoa thì bên má / Hoa ấp cạnh lòng.//
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Hai bàn tay của bé được so sánh với gì (khổ thơ 1)?

Hai bàn tay của bé được so sánh với những nụ hoa hồng; những ngón tay xinh như những cánh hoa.
2. Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào (các khổ thơ còn lại)?
- Buổi tối khi bé nằm ngủ: Hai hoa ngủ cùng - Hoa thì bên má - Hoa ấp cạnh lòng.
- Buổi sáng: hai bàn tay giúp bé đánh sạch răng, chải tóc.
- Khi bé học bài: hai bàn tay làm cho những hàng chữ nở hoa trên giấy.
- Khi chỉ có một mình: bé thủ thỉ tâm sự với bàn tay.
3. Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?
Tùy theo ý thích, các em chọn cho mình một khổ thơ nhưng cần nêu rõ lí do. Ví dụ:
- Thích khổ thơ 1: Vì hai bàn tay rất đẹp giống như nụ hoa hồng.
- Thích khổ thơ 2: Vì hai bàn tay lúc nào cũng ở bên cạnh bé.
- Thích khổ thơ 3: Vì hai bàn tay giúp bé đáng răng, chải tóc.
- Thích khổ thơ 4: Vì hai bàn tay giúp bé viết chữ đẹp.
- Thích khổ thơ 5: Vì hai bàn tay như người bạn thân, để bé thủ thỉ tâm sự.
4. Học thuộc lòng bài thơ (Học sinh tự học).

Luyện từ và câu:  ôn về từ chỉ sự vật - So sánh
A. Mục tiêu bài học

- Ôn về các từ chỉ sự vật. Làm quen với biện pháp tu từ: so sánh.
- So sánh là đối chiếu hai hiện tượng, hai sự vật nhằm làm nổi bật đặc điểm của hiện tượng sự vật này nhờ những tính chất có dấu hiệu chung cùng được biểu hiện cụ thể ở hiện tượng kia, sự vật kia.
Ví dụ: trắng như bông; đen như mực; đẹp như tiên.
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)
1. Tìm các từ chỉ sự vật trong khổ thơ sau:

Tay em đánh răng
Răng trắng hoa nhài. 
Tay em
chải tóc
Tóc ngời ánh mai.

Trong khổ thơ trên, các từ chỉ sự vật là: tay em, răng, hoa nhài, tay em, tóc, ánh mai.

2. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu dưới đây:
a) Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành.

Hai bàn tay em
được so sánh với hoa đầu cành.

b) Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.

Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.

c) Cánh diều như dấu "á".
Ai vừa tung lên trời.
Cánh diều
được so sánh với dấu "á".

d) Ơ, cái dấu hỏi
Trông ngộ ngộ ghê,
Như vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe.

Dấu hỏi, được so sánh với vành tai nhỏ.

3. Trong những hình ảnh so sánh ở bài tập 2, em thích hình ảnh nào? Vì sao?
- Em thích hình ảnh Hai bàn tay so sánh với hoa đầu cành vì cho thấy hai bàn tay em rất đẹp.
- Em thích hình ảnh Mặt biển so sánh với tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch vì cho thấy biển rất đẹp, lộng lẫy.
- Em thích hình ảnh Cánh diều cong cong võng xuống giống dấu "á" vì nghe rất lạ tai, rất hay.
- Em thích hình ảnh Dấu hỏi so sánh giống vành tai nhỏ vì nghe rất ngộ nghĩnh.

Tập viết: Ôn chữ hoa: h01
A. Mục tiêu bài học

- Củng cố cách viết chữ hoa h02 (viết đúng mẫu, đều nét và nối nét đúng quy định). Viết tên riêng bằng chữ cỡ nhỏ h03
- Viết câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.

B. Hướng dẫn viết
1. Luyện viết chữ hoa:
Các chữ hoa có trong bài h04

- Chữ h02: Gồm 3 nét, hai nét lượn từ trái sang phải (một nét từ dưới lên trên, một nét từ trên xuống dưới) và một nét lượn ngang.

- Chữ h05Gồm 3 nét (nét 1 là kết hợp của nét cong trái và nét lượn ngang, nét hai là nét lượn dọc, nét 3 là nét móc xuôi phải).

Chữ h06: Được viết liền mạch từ hai nét cơ bản; nét lượn đứng và nét cong phải nối liền nhau tạo nên nét thắt nhỏ ở chân chữ.

2. Luyện viết từ ứng dụng:

- Vừ A Dính là tên riêng. Vừ A Dính là một thiếu niên dũng cảm, người dân tộc Hmông, anh đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp để bảo vệ cán bộ cách mạng.

- Nối nét giữa các chữ: chữ Vừ khoảng cách giữa chữ V với chữ ư gần hơn bình thường. Chữ Dính cũng tương tự vậy (giữa chữ D với chữ i).

- Viết vào vở 2 dòng cỡ nhỏ. Khi viết, chú ý viết hoa chữ h04.

3. Luyện viết câu ứng dụng:
- Hiểu nội dung câu tục ngữ: Anh em phải thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau, gắn bó với nhau như chân với tay.
- Chú ý viết hoa hai chữ Anh, Rách. Biết trình bày cân đối hai câu thơ (thể lục bát). Viết câu tục ngữ hai lần.

Tập đọc:  Đơn xin vào Đội
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy cả bài. Phát âm đúng các từ khó: Kính gửi, thiếu niên, giữ gìn,... Đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu nghĩa của các từ: điều lệ, danh dự. Hiểu nội dung bài. Hiểu về đơn từ và cách viết đơn.
B. Tìm hiểu nội dung
- Đơn từ là loại giấy tờ của cá nhân hoặc tập thể gửi đến một cá nhân, một cơ quan, một tổ chức có quyền hạn và trách nhiệm để đề đạt một nguyện vọng, trình bày một yêu cầu hoặc khiếu nại một sự việc...
- Đơn từ là loại giấy tờ mang tính chất hành chính vì thế có những đòi hỏi riêng, khác biệt với các loại văn bản khác, đặc biệt là ở hình thức lá đơn, ở một số câu chữ mang tính chất chuyên biệt của văn phòng hành chính...
- Có thể chia đơn ra làm hai loại: loại có mẫu quy định (được in sẵn để người viết đơn điền vào chỗ trống hoặc có mẫu sẵn để người viết đơn viết theo mẫu cho đúng quy định) và loại không có mẫu quy định (tùy thuộc vào cách viết của từng người làm đơn).
1. Hướng dẫn luyện đọc
Đọc rõ ràng, rành mạch, dứt khoát: Đơn xin vào Đội. Chú ý ngắt, nghỉ cho đúng. Ví dụ:
Kính gửi:// - Ban phụ trách Đội/ Trường Tiểu học Kim Đồng//
- Ban chỉ huy liên đội//
Em tên là/ Lưu Tường Vân//
Sinh ngày / 22/ tháng 6/ năm 1995//
Học sinh lớp 3C/ Trường Tiểu học Kim Đồng//

Đơn xin vào đội
có thể chia ra làm bốn đoạn để cho dễ đọc.
- Đoạn 1: Từ đầu đến “Đơn xin vào đội”.
- Đoạn 2: Từ “Kính gửi..” đến “lớp 3C Trường Tiểu học Kim Đồng”.
- Đoạn 3: Từ “Sau khi được học..” đến “có ích cho đất nước”.
- Đoạn 4: Đoạn còn lại.

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Đơn này là của ai gửi cho ai? Nhờ đâu em biết điều đó?

- Đơn này là của bạn Lưu Tường Vân học sinh lớp 3C Trường Tiểu học Kim Đồng gửi Ban phụ trách Đội và Ban chỉ huy Liên đội Trường Tiểu học Kim Đồng.
- Em biết được điều đó nhờ nội dung đơn ghi rất rõ ràng: Người viết đơn tự giới thiệu rất rõ họ tên ngày tháng năm sinh, lớp học của mình, đồng thời ghi rõ địa chỉ gửi đến.
2. Bạn học sinh viết đơn để làm gì? Nhờ những câu nào trong đơn cho biết điều đó?
Bạn học sinh viết đơn để xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Những câu trong đơn cho biết điều đó:
+ Đơn xin vào Đội
+ Em làm đơn này xin được vào Đội và xin hứa:

3. Nêu nhận xét về cách trình bày đơn:
a) Phần đầu đơn (từ đầu đến Ban chỉ huy Liên đội) viết những gì?

Phần đầu đơn gồm có:
- Tên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở góc trái.
- Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn ở góc phải.
- Tên đơn ở chính giữa.
- Tên địa chỉ gửi đơn đến (Nơi nhận đơn).
b) Ba dòng cuối đơn viết những gì?
Ba dòng cuối đơn gồm có: Tên và chữ kí của người viết đơn.
Chính tả(Nghe – viết):   Chơi thuyền
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe - viết chính xác bài thơ Chơi chuyền. Biết cách trình bày một bài thơ 3 chữ.
- Điền đúng vào chỗ trông vần ao/ oao.
- Tìm đúng tiếng có âm đầu l/ n, an/ ang theo nghĩa đã cho.
B. Tìm hiểu nội dung
1. Hướng dẫn nghe - viết

- Đọc từ 1 đến 2 lần để hiểu nội dung bài. Bài thơ có 2 khổ thơ:
+ Khổ thơ 1: Tả các bạn đang chơi chuyền với bàn tay mềm mại khéo léo, đôi mắt sáng ngời nhìn theo hòn cuội, miệng không ngớt nói...
+ Khổ thơ 2: Ích lợi của việc chơi chuyền làm cho tinh mắt, nhanh nhẹn, có sức dẻo dai.
- Viết hoa các chữ cái đầu dòng. Đặt trong dấu ngoặc kép câu "Chuyền chuyền một... Hai, hai đôi" vì đó là câu nói của các bạn khi chơi chuyền.
- Trình bày bài thơ: Vì đây là bài thơ 3 chữ nên các em sẽ chia vở ra làm 2 phần bằng nhau và viết giống như trong sách giáo khoa.
II. Hướng dẫn làm bài tập
1. Nghe - viết:
Chơi chuyền.
- Trong bài thơ trên những chữ đầu mỗi dòng phải được viết hoa.
2. Điền vào chỗ trống ao hay oao?
ngọt ngào; mèo kêu ngoao ngoao; ngao ngán.
3. Tìm các từ:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hay n, có nghĩa như sau:

Cùng nghĩa với hiền -  lành.
Không chìm dưới nước - nổi.
Vật dùng đế gặt lúa cắt cỏ - liềm.
b) Chứa tiếng có vần an hay ang, có nghĩa như sau:

Trái nghĩa với dọc - ngang
Nắng lâu không mưa, làm đất nứt nẻ vì thiếu nước - hạn.
Vật có dây hoặc bàn phím đế chơi nhạc - đàn.

Tập làm văn:   Nói về đội TNTP
Điền vào giẫy tờ in sẵn
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng nói: Biết nói về những điều hiểu biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Rèn kĩ năng viết: Biết điền đúng vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách.
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)
1. Hãy nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
a) Đội thành lập ngày nào?

Đội được thành lập vào ngày 15/5/1941 tại Pắc Bó - Cao Bằng lúc đầu gọi là Đội Nhi Đồng Cứu quốc.
b) Những đội viên đầu tiên của Đội là ai?
Những đội viên đầu tiên của Đội: Nông Văn Dền (bí danh Kim Đồng); Nông Văn Thàn (bí danh Cao Sơn), Lí Văn Tịnh (bí danh Thanh Minh), Lí Thị Mì (bí danh Thủy Tiên), Lí Thị Xậu (bí danh Thanh Thủy).
c) Đội được mang tên Bác Hồ khi nào?
Đội dược mang tên Bác Hồ vào ngày 30/1/1970.
2. Hãy chép màu đơn vào vở và điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống.
Tham khảo cách điền sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO - HẠNH PHÚC
                                TP. Hồ Chí Minh ngày 10 tháng 9 năm 2014

                          ĐƠN XIN CẤP THẺ ĐỌC SÁCH

Kính gởi: Thư viện trường Tiếu học Hòa Bình
Em tên là: Hồ Thị Vân Anh Nam (nữ): Nữ
Sinh ngày: 29/8/2007
Nơi ở: 52 Nguyễn Du - Phường 3 - Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh.
Học sinh lớp 3A Trường Tiểu học Hòa Bình.
Em làm đơn này xin đề nghị Thư viện cấp cho em thẻ đọc sách năm học 2014 - 2015.
Được cấp thẻ đọc sách, em xin hứa thực hiện dúng mọi quy định của Thư viện. Em xin trân trọng cảm ơn.

                                                                                                   Người làm đơn
                                                                                                   Hồ Thị Vân Anh

© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây