© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập tiếng việt 3 tuần 17

Thứ ba - 15/08/2017 04:34
Giải bài tập tiếng việt 3 tuần 17, chủ điểm: Thành thị và nông thôn

Tập đọc: Mồ côi xử kiện
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc toàn bài, phát âm đúng ở các từ: Vùng quê nọ, nông dân, vịt rán, miếng cơm nắm, giãy nảy, phiên xử,... Phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật (chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi).

- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu nghĩa của các từ: công đường, bồi thường. Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của Mồ Côi.

B. Tìm hiểu nội dung
Câu chuyện Mồ côi xử kiện chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1: Giới thiệu các nhân vật và sự việc xảy ra.
- Đoạn 2: Sự việc được trình bày giữa chủ quán và bác nông dân với Mồ Côi.
- Đoạn 3: Cách giải quyết sự việc của Mồ Côi.

I. Hướng dẫn luyện đọc
Đọc toàn bài, phân biệt giọng đọc của các nhân vật.
- Giọng của người dẫn truyện: khách quan, công bằng.
- Giọng của chủ quán: vu vạ, thiếu thật thà.

Bác này vào quán tôi hít hết mùi thơm lợn quay, / gà luộc, / vịt rán mà không trả tiền. // Nhờ ngài xét cho. //
- Giọng bác nông dân: thật thà, phân trần, ngạc nhiên.

Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. // Tôi không mua gì cả. // (giọng thật thà)
Tôi có dụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền? // (giọng ngạc nhiên)

- Giọng Mồ Côi: nhẹ nhàng, đoạn cuối giọng cương quyết.
Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền. // Một bên hít mùi thịt", / một bên “nghe tiếng bạc”.// Thế là công bằng. //

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

1. Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì?

Chủ quán kiện bác nông dân về tội bác vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.

2. Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân.
Câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân:
Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.
Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền?

3. Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần?
Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần vì có xóc 2 đồng bạc 10 lần mới đủ 20 đồng (2 x 10 = 20).

4. Em hãy thử đột một tên khác nữa cho truyện.
Em có thể đặt các tên khác cho truyện như sau:
Lão chủ quán tham lam.
Đáng đời tên chủ quán.
Mồ Côi thông minh.
Phiên tòa thú vị.
Vị quan tòa tài trí, thông minh.

Kể chuyện: Mồ côi xử kiện
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kế lại được toàn bộ câu chuyện Mồ Côi xử kiện.
- Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn kể chuyện)
Dựa vào các tranh sau (SGK trang 141) kể lại câu chuyện Mồ côi xử kiện:

Tham khảo cách kể sau:

+ Tranh 1.
Ngày xưa, ở một vùng quê nọ có một ông quan xử kiện rất công bằng tên là Mồ Côi.
Một hôm, có hai người đưa nhau đến công đường. Lão chủ quán bèn thưa:
- Bác này vào quán của tôi hít hết mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.

+ Tranh 2.
Mồ Côi hỏi bác nông dân:
- Có đúng như lời chủ quán thưa không?
Bác nông dân vội trả lời:
- Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ đế ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.
Mồ Côi lại hỏi:
- Nhưng bác có hít mùi thơm thức ăn trong quán không?
Bác nông dân thật thà đáp:
- Thưa có.
Mồ Côi bèn nói:
- Thế thì bác phải bồi thường. Chủ quán muốn bồi thường bao nhiêu? Nghe nói có bồi thường, tên chủ quán vui ra mặt, hắn bèn nói:
- Thưa Ngài, hai mươi đồng.
Nghe nói vậy, bác nông dân giãy nảy:
- Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền?

+ Tranh 3.
Mồ Côi nói:
- Bác cứ đưa tiền đây.
Bác nông dân âm ức nói:
- Nhưng tôi chỉ có hai đồng.
Mồ Côi thản nhiên cầm lấy hai đồng bạc, bỏ vào một cái bát rồi úp một cái bát khác lên đưa cho bác nông dân và nói:
- Bác hãy xóc cho đủ mười lần. Còn ông chủ quán hãy chịu khó mà nghe.
Mặc dù hai người chưa hiểu chuyện gì nhưng cũng cứ làm theo. Khi đồng bạc trong bát úp kêu lạch cạch đến mười lần Mồ Côi phán rằng:
- Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền. Một bên "hít mùi thơm", một bên "nghe tiếng bạc". Thế là công bằng.

+ Tranh 4.
Nói xong, Mồ Côi trả hai đồng bạc cho bác nông dân và tuyên bố kết thúc phiên tòa. Còn lão chủ quán thì tiu nghỉu ra về.

Chính tả (Nghe - viết): Vầng trăng quê em
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng đẹp đoạn văn Vầng trăng quê em. Làm đúng bài tập điền các tiếng chứa âm, vần dễ lẫn: d / gi / r; ăc / ăt.

B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn nghe - viết

- Đọc hai lần bài Vầng trăng quê em. Hiểu nội dung bài viết: Tả cảnh đẹp của quê em vào đêm trăng.
- Bài viết gồm 7 câu. Các chữ cần viết hoa: Vầng, Làn, Trăng, Khuya, Làng, Chỉ đó là các chữ tựa bài, đầu dòng và đầu câu.
Chú ý chữ đầu dòng viết lùi vào 1 ô.

II. Hướng dẫn làm bài tập
Nghe - viết: Vầng trăng quê em.
a) Em chọn những tiếng nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?

Giải câu đố:
- (dì / gì, rẻo / dẻo, ra / da, duyên / ruyên).

Cây gai mọc đầy mình
Tên gọi như thể bồng bềnh bay lên
Vừa thanh, vừa dẻo, lại bền
Làm ra bàn ghế, đẹp duyên bao người?

(Lời giải: Là cây mây)

- (gì / rì, díu dan / ríu ran)

Cây hoa đỏ như son
Tên gọi như thể thổi cơm ăn liền
Tháng ba, đàn sáo huyên thuyên
Ríu ran đến đậu đầy trên các cành?

(Lời giải: Là cây gạo)

b)Điền vào chỗ trống ăt hay ăc?

- Tháng chạp thì mắc trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà
Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng tư bắc mạ, thuận hòa mọi nơi
Tháng năm gặt hái vừa rồi
Bước sang tháng sáu, nước trôi đầy đồng

- Đèo cao thì mặc đèo cao
Trèo lên tới đỉnh ta cao hơn đèo
Đường lên, hoa lá vẫy theo
Ngắt hoa cài mũ tai bèo ta đi.

Tập đọc: Anh đom đóm
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc diễn cảm bài thơ, phát âm đúng các từ: gác núi, lan dần, chuyên cần, gió mát, ngon giấc, từng bước...
- Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu nghĩa của các từ: đom đóm, chuyên cần, cò bợ, vạc. Hiểu nội dung bài: Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm.

B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn luyện đọc

Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng vào các từ gợi tả: lan dần, chuyên cần, lặng lẽ, long lanh, quay vòng, rộn rịp,... Nghỉ hơi đúng các dòng thơ, khổ thơ. Ví dụ:

Từng bước, / từng bước /
Vung ngọn đèn lồng /
Anh Đóm quay vòng /
Như sao bừng nở. //

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Anh Đóm lên đèn đi đâu?

Anh Đóm lên đèn đi gác cho mọi người ngủ ngon.

2. Anh Đóm thấy những cảnh gì trong đêm?
Trong đêm anh Đóm thấy những cảnh sau:
- Tiếng chị Cò Bợ ru con (Ru hỡi, rà hời / Hỡi bé tôi ơi / Ngủ cho ngon giấc).
- Thấy thím Vạc đi mò tôm (Ngoài sông thím Vạc / Lặng lẽ mò tôm).
- Thấy sao Hôm in hình xuống đáy nước (Bên cạnh sao Hôm/ Long lanh đáy nước).

3. Tìm một hình ảnh đẹp, của anh Đóm trong bài thơ.
Những hình ảnh đẹp của anh Đóm:

Đóm đi suốt đêm
Lo cho người ngủ
Từng bước, từng bước
Vung ngọn đèn lồng
Anh Đóm quay vòng
Như sao bừng nở.

4. Học thuộc lòng bài thơ (Học sinh tự học).

Luyện từ và câu: Ôn về từ chỉ đặc điểm
Ôn tập câu: Ai thế nào? Dấu phẩy

A. Mục tiêu bài học
- Ôn tập về từ chỉ đặc điểm của người, vật.
- Ôn mẫu câu: Ai thế nào? Ôn về dấu phẩy.

B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)
1. Hãy tìm những từ ngữ thích hợp dể nói về đặc điểm của nhân vật trong các bài tập đọc mới học:

a) Chú bé Mến trong truyện Đôi bạn.
b) Anh Đom Đóm trong bài thơ cùng tên.
c) Anh Mồ Côi (hoặc người chủ quán) trong truyện Mồ Côi xử kiện.

Nhân vật

Từ ngữ thích hợp nói về đặc điểm của nhân vật

a) Mến

dũng cảm, không ngẩn ngại cứu người, biết sống vì người khác.

b) Đom Đóm

chuyên cần, chăm chỉ, tốt bụng, lo cho mọi người.

c) - Chàng Mồ Côi

d) - Chú quán

thông minh, tài trí, công minh, biết bảo vệ lẽ phải, biết giúp đỡ người bị oan.

tham lam, dối trá, vu oan cho người khác, xấu xa.

2. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả:
a)
Một bác nông dân.
b) Một bông hoa trong vườn.
c) Một buổi sớm mùa đông.

Đặt câu:

Ai

thế nào?

a) Bác nông dân

b) Bông hoa trong vườn

c) Buổi sớm mùa đông

chăm chỉ/ cẩn cù/ chịu khó/ hiền lành/ cày xong một thửa ruộng.

nở rất đẹp/ xinh đẹp./trông thật tươi tắn.

thật lạnh/ lạnh buốt / rất đẹp.

3. Em có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong nỗi câu sau?

Các câu ván đã đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp:
a) Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
b) Nắng cuối thu vàng ông, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.
c) Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.

Tập viết: Ôn chữ hoa h01

A. Mục tiêu bài học

- Củng cố cách viết chữ hoa h02.

- Viết tên riêng h03 bằng chữ cỡ nhỏ.

- Viết câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.

B. Hướng dẫn viết

1. Luyện viết chữ hoa. Các chữ hoa có trong bài: h04

Chữ h02 16: Cấu tạo bởi 3 nét. Nét 1: móc ngược phải. Nét 2: thẳng đứng. Nét 3: xiên phải.

Chữ h05 : Cấu tạo gồm 2 nét. Nét 1 giống chữ O. Nét 2 là nét lượn ngang giống như một dấu ngã lớn.

Chữ h06 : Được viết liền mạch từ 2 nét cơ bản: nét lượn đứng và nét cong phải nối liền nhau tạo một nét thắt nhỏ ở chân chữ, thêm một nét ngang ngắn.

Viết vào vở chữ h02 16 1 dòng; chữ h07 1 dòng.

2. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng)
- Ngô Quyền là vị anh hùng dân tộc nước ta, đã lãnh đạo nghĩa quân đánh bại quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở đầu thời kì độc lập dân chủ ở nước ta.
- Viết vào vở tên riêng Ngô Quyền 2 dòng.
3. Luyện viết câu ứng dụng:

h08

- Hiểu nội dung câu ca dao: Ca ngợi vẻ đẹp của phong cảnh xứ Nghệ.
- Viết câu ứng dụng vào vở: 2 lần. Trình bày sạch đẹp. Câu 6 chữ viết lùi vào 3 ô. Câu 8 chữ viết lùi vào 2 ô (tính từ lề vào).

Tập đọc: Âm thanh thành phố
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc diễn cảm bài văn, phát âm đúng các từ: thành phố, náo nhiệt, ồn ã, lách cách, vi-ô-lông, pi-a-nô, Bét-tô-ven.
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu nghĩa của các từ: Vi-ô-lông, ban công, pi-a-nô, Bét-tô-ven. Hiểu nội dung của bài: Thấy được cuộc sống sôi động, náo nhiệt ở thành phố với muôn vàn âm thanh, tuy nhiên vẫn có những âm thanh êm ả đem lại cho con người cảm giác dễ chịu.
B. Tìm hiểu nội dung
Bài văn Âm thanh thành phố chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến “trên đường ray ầm ầm”): cuộc sông náo nhiệt ở thành phô với muôn vàn âm thanh.
- Đoạn 2 (Từ “Rồi tất cả” đến “ở một căn gác”): Âm thanh của tiếng đàn pi-a-nô và vi-ô-lông.
- Đoạn 3 (Đoạn còn lại): Cảm giác dễ chịu của Hải khi nghe bản nhạc Ánh trăng của Bét-tô-ven bằng đàn pi-a-nô.
I. Hướng dẫn luyện đọc
Đọc toàn bài chú ý giọng đọc khác nhau ở mỗi đoạn. Đoạn 1 đọc rộn ràng nhấn giọng vào các từ gợi tả âm thanh: rền rĩ, lách cách, gay gắt, thét lên, ầm ầm. Đoạn 2 và 3 giọng trở nên chậm lại, trầm xuống diễn tả cảm xúc dễ chịu. Ví dụ:

Hồi còn đi học, / Hải rất say mê âm nhạc. //Từ căn gác nhỏ của mình, / Hải có thể nghe tất cả âm thanh náo nhiệt, / ồn ã của thủ đô. // Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám lá cây bên đường. // Tiếng kéo lách cách / của những người bán thịt bò khô. // Tiếng còi ô tô xin đường gay gắt. // Tiếng còi tàu hỏa thét lên và tiếng bánh sắt lăn trên đường ray ầm ầm. //
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

1. Hàng ngày, anh Hải nghe thấy những âm thanh nào?
Hàng ngày, anh Hải nghe thấy tiếng ve kêu rền rĩ, tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô, tiếng còi ô tô, tiếng còi tàu hỏa, tiếng bánh xe sắt lăn trên đường ray, tiếng đàn vi-ô-lông và tiếng đàn pi-a-nô.

2. Tìm những từ ngữ tả âm thanh ấy.
Những từ ngữ tả âm thanh:
- Tiếng ve kêu rền rĩ trong đám lá cây.
- Tiếng kéo lách cách của người bán thịt bò khô.
- Tiếng còi ô tô xin đường gay gắt.
- Tiếng còi tàu hỏa thét lên.
- Tiếng bánh xe lăn trên đường ray ầm ầm.
- Tiếng đàn pi-a-nô và vi-ô-lông vang lên khi những tiếng ồn im lặng.

3. Các âm thanh trên nói lên điều gì về cuộc sống ở thành phố?
Các âm thanh nói lên cuộc sông ở thành phố thật sôi động và náo nhiệt. Nhưng đồng thời ở thành phô, con người cũng có những phút giây thoải mái, dễ chịu khi thưởng thức những âm thanh êm ả của những bản nhạc.

Chính tả (Nghe - viết): Âm thanh thành phố
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe - viết đúng, chính xác và trình bày sạch đẹp đoạn 3 trong bài Âm thanh thành phố.
- Làm các bài tập tìm tiếng có vần khó: ui / uôi. Chứa tiếng bắt đầu bằng d / gi / r hoặc có vần ăt / ăc theo nghĩa đã cho.
B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn nghe - viết

- Đọc lại đoạn 3 bài Âm thanh thành phố, hiểu nội dung đoạn viết: Cảm giác dễ chịu, thoái mái của Hải khi nghe bản nhạc Ánh trăng của Bét-tô-ven bằng đàn pi-a-nô.
- Đoạn viết gồm 3 câu, những chừ phái viết hoa: Hải, Mỗi, Anh, Hà Nội, Anh, Bét-tô-ven đó là những chữ đầu dòng, đầu câu và tên riêng. Viết đúng các từ: ngồi lặng, dễ chịu, căng thẳng, Bét-tô-ven, pi-a-nô.

II. Hướng dẫn làm bài tập
1. Nghe - viết:
Âm thanh thành phô (từ Hải đã ra Cẩm Phả... đến hết).
Các tên riêng trong bài chính tả: Hải, Bet-tô-ven, Hà Nội, Ánh trăng.
Các từ Bét-tô-ven, pi-a-nô khi viết phái có dấu gạch nối giữa các chữ.
2. Tìm 5 từ có vần ui, 5 từ có vần uôi.
- ui: cặm cụi, dụi mắt, bụi bay, đui mắt, bùi tai,...
- uôi: đuôi, đuổi, tuổi, suối, buổi, chuối,...

3. Tìm các từ:
a) Chứa tiếng bắt dầu bằng d / gi hoặc r có nghĩa như sau:
 
- Có nét mặt, hình dáng, tính nết, màu sắc... gần như nhau: giống.
- Phần còn lại của cây lúa sau khi gặt: rạ.
- Truyền lại kiến thức, kinh nghiệm cho người khác: dạy.
b) Chứa tiếng có vần ăt hoặc ăc có nghĩa như sau:

Ngược với phương nam: phương bắc.
Bấm đứt ngọn rau, hoa, lá... bằng hai đầu ngón tay: ngắt
Trái nghĩa với rỗng: đặc.

Tập làm văn: Viết về thành thị, nông thôn
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng viết: Viết được một lá thư cho bạn kể về những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị.
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)
Dựa vào bài tập làm văn miệng ở tuần 16, em hãy viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho bạn, kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
Bài tham khảo:

Bến Tre, ngày 24 tháng 12 năm 2011

Tuyết Mai thân mến!

Tuần qua, mình được theo mẹ lên thành phố Hồ Chí Minh chơi. Thành phố này thật là rộng lớn với những ngôi nhà cao tầng đồ sộ, với những con đường lớn rộng thênh thang, nhưng ở đây âm thanh cũng thật náo nhiệt và ồn ã.

Mới có sáu giờ sáng, đường phố đã bắt đầu hoạt động huyên náo. Những chiếc xe lớn nhỏ hiệu Hyun-Đai, Tô-yô-ta chở cán bộ, công nhân đi làm bóp còi inh ỏi. Những chiếc xe vận tải nhẹ chở hàng hóa, thực phẩm từ vùng ngoại ô đổ về các chợ đầu mối... Hàng trăm chiếc xe máy nổ ầm ầm lũ lượt ngược xuôi. Xe đạp, xe ba gác nườm nượp nôi đuôi nhau chạy nhanh trên mặt đường. Người và xe cộ đi lại như mắc cửi, nhiều lúc ùn tắc lại dài hàng trăm mét.

Trên vỉa hè, người đi bộ tấp nập. Các bạn nhỏ học sinh gọn gàng trong bộ đồng phục, các chị sinh viên tha thướt trong tà áo dài trắng đang hôi hả đến trường. Các bà, các chị nhanh chân ra chợ để mua thức ăn cho tươi và kịp giờ đi làm. Các hàng quán bày la liệt: nào là miến gà, phở gà, hủ tiếu... tiếng mời chào đon đả. Từ trong các nhà hàng, quán cà phê, tiếng nhạc mơ xập xinh. Cả đường phố vang lên một thứ âm thanh hỗn độn.

Dòng người và xe cộ ngược xuôi loang loáng. Nhìn cảnh đường phố nhộn nhịp, mình mới thấy hết sức sống mạnh mẽ, khẩn trương sôi nổi trong một ngày của thành phố công nghiệp. Thành phố mang tên Bác đáng yêu và đẹp quá phải không Tuyết Mai.

Thôi mình dừng bút, khi nào có điều kiện Mai nhớ lên thăm thành phố Hồ Chí Minh nhé. Chúc Mai khỏe, vui và học giỏi.

Bạn thân của Tuyết Mai Nguyễn Thị Đoan Trang

© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây