© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 105– Tập làm văn: Các thành phần biệt lập (Tiếp theo)

Thứ ba - 14/01/2020 11:21
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 105– Tập làm văn: Các thành phần biệt lập (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- HS nắm được thêm hai thành phần biệt lập: Gọi đáp và phụ chú.
- Hiểu được công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu.
2. Kĩ năng:          
-  Rèn kĩ năng nhận biết, phân biệt các thành phần phụ chú, gọi đáp. Đặt câu có các thành phần biệt lập đó.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức sử dụng hiệu quả các thành phần biệt lập khi đặt câu, viết đoạn văn, bài văn.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
- Sách GK, giáo án
2. Học sinh:
- Đọc trước bài, soạn bài
3. Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, gợi mở.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A.Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :…………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: Thế nào là thành phần tình thái và thành phần cảm thán?Ví dụ?
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu về thành phần gọi-đáp:
- Mục tiêu: Nắm được các thành phần biệt lập
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 10p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
GV: Yêu cầu HS theo dõi ví dụ SGK/31.


? Những từ ngữ in đậm trên từ ngữ nào để gọi, từ ngữ nào dùng để đáp?
HS: ( Trả lời )      

GV: Nhận xét, bổ sung.
? Những từ ngữ trên có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu không?Tại sao?
HS: ( Là thành phần biệt lập )


GV: Nhận xét.
? Từ ngữ nào dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào dùng để duy trì cuộc thoại?
HS: ( Này- Tạo lập: Mở đầu cuộc giao tiếp.
    Thưa ông- Duy trì: Hợp tác trong hội thoại. )
GV: Chốt lại.
I. Thành phần tình thái:

  1. Ví dụ: ( SGK/31)

 
- Này-> Gọi
- Thưa ông-> Đáp

 2. Nhận xét:
- Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu-> Tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
 
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu về thành phần phụ chú:
- Mục tiêu: Nắm được đặc điểm về thành phần phụ chú
- Phương pháp:Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
- Thời gian: 10p
- Điều chỉnh:....................................................................................................................

GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ
( SGK/31,32 ).

? Từ ngữ in đậm có đặc điểm gì?
HS: ( Trả lời )




GV: ? Nếu lược bỏ từ ngữ in đậm thì nghĩa sự việc của mỗi câu có thay đổi gì không?
HS: ( - Không thay đổi
     - Đây là thành phần biệt lập được viết thêm vào, không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu. )
GV: Nhận xét.
? Các từ ngữ in đậm trên dùng để làm gì?
HS: ( - Câu a: Chú thích cho cụm từ “ Đứa con gái đầu lòng”
    - Câu b: Chú thích cho điều suy nghĩ của nhân vật tôi hoặc điều suy nghĩ của Lão Hạc )
GV: Nhận xét.
-> Gọi HS đọc ghi nhớ 2 ( SGK/32 )
HS: Đọc ghi nhớ.
II. Thành phần phụ chú:
 1. Ví dụ:  ( SGK/31, 32)
 a. - Và cũng là đứa con gái duy nhất
 b. - Tôi nghĩ vậy.
 2. Nhận xét:
- Đặc điểm: Đặt giữa hai dấu gạch ngang, 2 dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn, sau dấu hai chấm hoặc giữa dấu gạch ngang và dấu phẩy.
  








- Công dụng: Bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.




* Ghi nhớ: ( SGK/32 )
 
Hoạt động 3: HDHS luyện tập
- Mục tiêu: Thực hành kiến thức.
- Phương pháp:Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
- Thời gian: 15p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................

GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
-> HDHS làm bài.
HS: ( Lên bảng làm )


GV : Nhận xét và chốt lại.                 
-> Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2,4.
-> HDHS lên bảng làm bài.

HS: ( Trình bày )


GV: Nhận xét và sửa chữa.
 
III. Luyện tập:
  1. Bài tập 1:
 - Này : Gọi
 - Vâng: Đáp
-> Quan hệ trên dưới, thân mật tình cảm hàng xóm, láng giềng.

  2. Bài tập2:
- Bầu ơi-> Gọi- đáp
-> Không hướng tới riêng ai mà hướng tới toàn thể mọi người.

 3. Bài tập 4:
- Ở câu (a),(b),(c) giải thích cho cụm danh từ: Mọi người, ngững người nắm giữ chìa khóa cánh cửa lớp trẻ.
- Câu (d): Nêu lên thái độ của người nói trước sự việc hay sự vật… ( Có ai ngờ ), (Thương thương quá đi thôi )
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Thực hành kiến thức
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 2p
? Thế nào là thành phần gọ đáp, thành phần phụ chú?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 2p
? Đặc điểm và công dụng của thành phần phụ chú?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 1p
+ Học bài, làm bài tập và chuẩn tốt kiến thức văn nghị luận giờ sau viết bài văn số 5.
- Điều chỉnh:...................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây