© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 104 – Văn bản: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Thứ ba - 14/01/2020 11:14
Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 104 – Văn bản: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
-  HS năm được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.
- Học tập cách trình bày một vấn đề có tính chất thời sự.
2. Kĩ năng:                  
- Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc- phân tích văn bản nghị luận và học cách viết bài văn nghị luận .
3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức được điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam chuẩn bị để bước vào thế kỉ mới.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tp.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
- Sách GK, giáo án
2. Học sinh:
- Đọc trước bài, soạn bài
3. Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, gợi mở.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A.Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình.
- Thời gian: 2p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :…………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài giảng.
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chung về văn bản:
- Mục tiêu: Nắm được thông tin khái quát về tác giả và tác phẩm
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 10p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
 
-> Giới thiệu chân dung tác giả.
? Hãy cho biết vài nét về tác giả?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét và bổ sung.


? Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?
HS: ( Năm 2000)




GV: Nhận xét, chốt lại.
GV: HDHS đọc bài : Giọng to, rõ ràng, mạch lạc, tình cảm phấn chấn.
 -> Đọc mẫu, gọi HS đọc.
HS: ( Đọc bài )     
GV: Nhận xét cách đọc.
-> HDHS tìm hiểu chú thích và giải thích: Động lực, kinh tế tri thức, thế giới mạng, bóc ngắn cắn dài.
? Văn bản thuộc kiểu văn bản gì?
HS: ( Trả lời )

GV: ? Theo em văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung?
HS: (4 phần. )
+ Phần 1: Giới thiệu vấn đề, nêu vai trò của con người.
+ Phần 2: Bối cảnh đất nước và thế giới.
+ Phần 3: Nêu những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam.
+ Phần 4: Lời kêu gọi thanh niên Việt Nam.
GV: Nhận xét, chốt lại.

? Nội dung chính của văn bản là gì?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét và bổ sung.
-> Chuyển ý.
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả:
- Vũ Khoan- Nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, nguyên là Phó Thủ tướng Chính phủ.

 2. Tác phẩm:
- Viết nhân dịp đầu năm 2000.
-> Đây là thời điểm giao thoa giữa 2 thế kỷ, giữa hai thiên niên kỷ.
- In trong tập " Một góc nhìn của tri thức".





* Từ khó: ( SGK)


* Thể loại:
- Nghị luận giải thích về vấn đề XH, giáo dục.
 
  3. Bố cục: 4 phần










  4. Nội dung chính:
- Hành trang của con người trong thế kỷ mới.
 
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu chi tiết văn bản.
- Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
- Phương pháp:Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
- Thời gian: 23p
- Điều chỉnh:....................................................................................................................

GV: Yêu cầu HS đọc phần I văn bản.

? Trong hành trang vào Tk mới, con người có vai trò ntn?
HS: ( Trả lời )
? Để làm rõ vai trò của con người, tác giả đã nêu ra những lý lẽ ntn?
HS: ( Trả lời )

GV: ?Việc đặt vấn đề vào đầu thế kỉ mới có ý nghĩa như thế nào ?
HS: -> Ý nghĩa: Đây là thời điểm quan trọng. thiêng liêng, đầy ý nghĩa, đặc biệt là đối với lớp trẻ Việt Nam-> Từ đó phải rèn luyện những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.
GV : Nhận xét và chốt ý.
-> Việc đặt vấn đề trong thời điểm mới- Đầu thiên niên kỉ có ý nghĩa: Đây là vấn đề của mọi người, của toàn đất nước.

GV: Gọi HS đọc phần 2 của văn bản.

? Trong hệ thống lập luận của mình, tác giả đã nên ra bối cảnh thế giới ntn?
HS: ( Trả lời )
                             
GV: ? Trước những thành tựu và sự tiến bộ của thế giới, tác giả đã chỉ ra những mục tiêu và nhiệm vụ của đất nước là gì?
HS: ( Trả lời )


GV: Nhận xét và bổ sung.

GV: ? Sau khi nêu ra những mục tiêu và nhiệm vụ thì tác giả chỉ ra những điểm mạnh, yếu của con người VN. Đó là gì ?
HS: ( Trả lời )
GV: Chốt ý.
II. Phân tích văn bản: 
 
 1. Vai trò của con người trong hành trang vào TK mới:
 
- Con người: Vai trò quan trọng nhất.
- Lý lẽ:
+ Là động lực phát triển của lịch sử.
+ Nền kinh tế tri thức phát triển mạnh
-> Vai trò củ con người càng nổi trội.











 2. Hoàn cảnh của đất nước và thế giới:

- Thế giới:
+ Khoa học công nghệ phat triển
+ Sự giao thoa hội nhập ngày càng sâu sắc.


- Mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước.
+ Đẩy mạnh CNH HĐH.
+ Tiếp cận nền kinh tế tri thức.
+ Thoát khỏi nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu.

3. Điểm mạnh và điểm yếu của người Việt:


 
 
Phẩm chất, tính cách. Điểm mạnh Điểm yếu
Trí tuệ - Thông minh, nhạy bén với cái mới - Có lỗ hổng kiến thức, học chay, học vẹt -> Khó thích ứng.
Đức tính - Cần cù sáng tạo trong làm ăn - Thiếu tỉ mỉ, nước đến chân mới nhảy.
Tình cảm - Đoàn kết đùm bọc thương yêu nhau - Đố kỵ, trâu buộc ghét trâu ăn. -> Ngăn cản sự hợp tác cùng phát triển.
Thói quen - Thích ứng nhanh với quá trình hội nhập - Sùng ngoại, bài trừ quá mức, khôn vặt, bóc ngắn cắn dài.

?Em có nhận xét gì về cách nhìn nhận của tác giả về những điểm mạnh và điểm yếu của người VN?
HS: ( Trả lời )
GV : Nhận xét và chốt ý.

? Tác giả đã kêu gọi lớp trẻ như thế nào?
HS: (Trả lời)
GV : Nhận xét và chốt ý.
- Nhiệm vụ đề ra thật cụ thể, rõa ràng, giản dị, tưởng như ai cũng có thể làm theo.
-> Thái độ của tác giả: Tôn trọng sự thật, nhìn nhận vấn đề khách quan, toàn diện.




 4. Lời kêu gọi:
- Lấp đầy nhành trang bằng những điểm mạnh.
- Vứt bỏ những điểm yếu.
 
Hoạt động 3: HDHS tổng kết văn bản
- Mục tiêu: Biết cách rút ra giá trị nghệ thuật và nội dung văn bản.
- Phương pháp:Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
- Thời gian: 05p
- Điều chỉnh:..................................................................................................................

GV: ? Hãy nêu những nét nghệ thuật chính của bài?
HS: ( Trả lời )


GV: ? Nêu nội dung chính của văn bản?
HS: ( Cần phát huy những điểm mạnh, hạn chế và vứt bỏ những điểm yếu để đưa nước ta tiến lên sánh vai với cường quốc năm châu.)
GV: Nhận xét và chốt lại.
-> Gọi HS đọc ghi nhớ.
HS: ( Đọc ghi nhớ. )
III. Tổng kết:
 1. Nghệ thuật:

- Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu.
- Sử dụng so sánh, thành ngữ, tục ngữ, ca dao sinh động, cụ thể.
 2. Nội dung:






   * Ghi nhớ: ( SGK/30 )
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Thực hành kiến thức
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 2p
? Cảm nhận của ems au khi học xong văn bản?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 2p
? Bản thân em cần làm gì để chuẩn bị cho hành trang vào thế kỉ mới?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 1p
+ Học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài: Các thành phần biệt lập.
- Điều chỉnh:...................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây