© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 173: Trả bài kiểm tra văn

Thứ năm - 30/01/2020 10:06
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 173: Trả bài kiểm tra văn
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:                                              
    - Nhận ra ưu, nhược điểm trong bài làm của mình biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bản thân.
2. Kĩ năng:
            - Luyện kỹ năng sửa chữa lỗi trong bài kiểm tra của bản thân và của bạn.
3. Thái độ:
       - Bồi dưỡng ý thức nghiêm túc sửa chữa bài làm và rút kinh nghiệm cho lần viết bài sau.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, bài của học sinh, đề bài, hướng dẫn chấm – biểu điểm.
2. Học sinh: - Ôn lại kiến thức trong đề kiểm tra.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian:2p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Câu hỏi : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: HDHS chữa bài kiểm tra văn:
- Mục tiêu: Biết được đáp án đúng nhất.
- Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 13p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
A. Bài kiểm tra văn.
I. Tìm hiểu đề:
ĐỀ BÀI
Câu 1: Nêu nội dung chính văn bản “Lặng lẽ Sapa” ?
Câu 2: Tóm tắt ngắn gọn truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng?
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (10-> 15 câu) phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê?
HƯỚNG DẪN CHẤM - BIỂU ĐIỂM:
Câu 1: ( 2đ): Khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, tiêu biểu là anh thanh niên. Qua đó khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của công việc thầm lặng.
Câu 2: ( 3đ)
  * Yêu cầu:
   + Tóm tắt đủ ý chính.
   + Trình bày sạch sẽ, khoa học.
  * Tóm tắt:
   Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với cha như người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc Ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý nhớ thương đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hy sinh. Trước khi nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn. “Anh Ba” – người bạn đồng đội của anh - hứa sẽ mang cây lược về trao tận tay cho Bé Thu.
Câu 3: (5đ)
    Cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định: Khâm phục, tự hào vì ở cô có những phẩm chất đáng quí, cô là vì sao lung linh tỏa sáng cho mọi người học hỏi, noi gương.
  • Cô ý thức mình đẹp, hơi điệu một tí chứ không kiêu.
  • Cô rất hồn nhiên, mơ mộng
  • Cô có lòng tự trọng cao, yêu thương đồng đội.
  •  Đặc biệt cô rất yêu, tự hào về công việc của mình mặc dù công việc đó rất nguy hiểm hằng ngày luôn cận kề với cái chết
  • Bình tĩnh, dũng cảm trong các lần phá bom.
Hoạt động 2: Nhận xét ưu, khuyết điểm, trả bài, gọi điểm:
- Mục tiêu: Nhận ra ưu, khuyết điểm của bản thân và cách sửa chữa:
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận.
- Thời gian: 15p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
GV: Nhận xét chung về ưu nhược điểm của HS.
































GV: Nêu kết quả cụ thể.




GV: HDHS sửa chữa lỗi.

HS: ( Sửa bài: Cách diễn đạt ,lỗi chính tả. )


GV: Trả bài và lấy điểm vào sổ .
HS: Tự sửa các lỗi trong bài làm của mình và rút kinh nghiệm.
GV: HDHS viết lại bài văn cảm nhận.
 
II. ƯU, KHUYẾT ĐIỂM:
1. Ưu điểm:
 - Nhiều em đã biết cách làm bài : Hiểu yêu cầu của đề.
 + Nêu được nội dung chính của truyện ngắn “ Lặng lẽ Sapa”.
 + Biết tóm tắt ngắn gọn một truyện ngắn.
 + Trình bày khoa học.
 2. Nhược điểm:
 - Một số em chưa biết cách làm bài :
 * Kiến thức:
+ Chưa biết tóm tắt văn bản tự sự, chưa phát biểu được cảm nghĩ về một nhân vật.
+ Đa số chưa biết viết một bài văn cảm nhận ngắn, chỉ biết kể chứ không có sự cảm nhận.
+ Nhiều em lười không viết văn.
* Diễn đạt:
- Dùng từ : Một số em dùng từ ngữ chưa chính xác, chưa biết cách diễn đạt mạch lạc, lôgic.
- Lời văn : Một số em viết bài cảm nhận chưa đạt yêu cầu.
- Chữ viết : Ẩu, sai lỗi chính tả nhiều, gạch xóa, trình bày không khoa học.
- Nhiều bài chưa chịu suy nghĩ làm bài, làm đối phó.
- Có em không hiểu yêu cầu đề văn cảm nhận.
- Phê bình nhiều em chưa nộp bài
3. Kết quả:
Lớp G Kh TB Y K
9 1 15 14 0 0
      
4. Hướng dẫn chữa bài:
- Lỗi chính tả : l - n, ch - tr, gi-d-r…
- Lỗi diễn đạt : Lủng củng, lặp từ, sai từ.
III. Trả bài – Gọi điểm:
Hoạt động 3: Nhận xét ưu, khuyết điểm, trả bài, gọi điểm:
- Mục tiêu: Nhận ra ưu, khuyết điểm của bản thân và cách sửa chữa:
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận.
- Thời gian: 10p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
GV: Nhận xét các khuyết điểm, ưu điểm bài làm của HS.
- Ưu điểm?





 - Nhược điểm?












- Kết quả?


GV: Lưu ý về bài khá và yếu kém.
-> Nhận xét cụ thể.

GV: Nêu lỗi trong bài làm cụ thể của học sinh.
HS: Chữa lỗi.
GV: Trả bài và gọi điểm.
 
II. Nhận xét ưu, nhược điểm:
                             
1. Nhận xét chung:
 * Ưu điểm:
+ Đa số xác định đúng yêu cầu của đề
+ Cơ bản có ý thức làm cả ba câu.
+ Nhiều bài làm khoa học, viết đoạn văn sáng tạo.
 * Nhược điểm:
+ Một số bài đã biết chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động nhưng vẫn chưa chính xác hoàn toàn.
+ Đa số các em đều chưa biết xác định thành phần chính- phụ của câu.
+ Đa số viết được đoạn văn nhưng không sử dụng được các thành phần biệt lập hay, đúng.
+ Có bài chưa viết đoạn văn.
+ Lỗi chính tả, lỗi diễn đạt vẫn còn.
+ Chưa trình bày khoa học, rõ ràng.
* Kết quả:
Lớp G Kh TB Y K
9 2 21 7 0 0
2. Nhận xét cụ thể:
- Bài viết chưa đạt yêu cầu:
- Bài viết khá:
III. Trả bài và sửa chữa lỗi:
 - Lỗi chính tả:
 - Lỗi diễn đạt:
 - Lỗi dùng từ, đặt câu.
C. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 2p
? Đọc một bài thơ, ca dao, tục ngữ về quê hương, đất nước?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 2p
? Bản thân em cần làm gì để giữ gìn và phát huy vẻ đẹp và sự trong sang của tiếng Việt?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 1p
+ Ôn lại kiến thức bài kiểm tra TIẾNG VIỆT.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây